Buổi trưahôm đó, tôi ngồi trong một nhà hàng nhỏ chờ ông bạn già đến để chuyện trò. Tôivừa mới trải qua thất bại trên thương trường nên đang rất buồn chán...
Một lúc sau ông bạn cũng đến.Tôi đã không gặp ông trong vài tháng nay, nhưng trông ông vẫn khỏe mạnh, năng nổnhư một thương gia hơn là một bác sĩ về tâm thần học. “Chào anh bạn trẻ. Điềugì làm anh buồn phiền như vậy?” - ông hỏi ngay khi vừa bước vào chỗ ngồi. Tôingạc nhiên bởi nhận xét của ông và không ngại nói với ông về chuyện đang làmtôi buồn phiền. Ông bạn già ngồi nghe trong im lặng, thỉnh thoảng nhấp từng ngụmrượu. Khi tôi chấm dứt câu chuyện, ông ngỏ ý muốn mời tôi đến phòng làm việc củaông.
Một cơn mưa nhỏ bắt đầu rơi ởbên ngoài, nhưng trong văn phòng ông rất ấm áp. Ông lấy ra một cuốn băng và đặtnó vào trong máy. Đó là những lời tâm sự khá buồn của những người tìm đến ôngnhờ giúp đỡ trong những hoàn cảnh tương tự như tôi. Giọng một người đàn ông kểvề sự làm ăn thua lỗ, anh ta tự trách mình đã không làm việc siêng năng. Ngườiđàn bà thứ hai nói về sự cô đơn của một người phụ nữ độc thân, bà cay đắng và hốitiếc những cơ hội kết hôn đã trôi qua. Người thứ ba là một người mẹ mà đứa contrai vị thành niên của bà đang gặp rắc rối về pháp luật, bà không ngớt tráchmình.
Ông bạn già tắt máy và nói: “Nhiềulần trong cuộn băng này có hai chữ được dùng đi dùng lại, anh bạn có nhận rakhông? Đó là hai chữ mà chính anh cũng đã dùng nhiều lần trong câu chuyện củamình”. Khi thấy tôi lắc đầu, ông bạn chậm rãi cho biết, đó là hai chữ “giánhư”! “Biết bao lần tôi đã nghe hai chữ này, người ta nói với tôi giá như tôilàm khác đi, giá như tôi đừng mất bình tĩnh, giá như tôi khôn ngoan hơn... Điềurắc rối với hai chữ “giá như” là nó không thay đổi được điều gì hết. Nó luônluôn khiến người từng gặp sai lầm nhìn về phía sau để tự trách mình thay vì phảinhìn về phía trước để vươn lên” - ông bạn từ tốn nói.
Rồi ông nói tiếp: “Bây giờ trở lạichuyện của anh bạn. Công việc của anh bạn đã hoàn toàn thất bại phải không? Vìanh bạn đã phạm phải một số sai lầm nào đó. Điều này cũng tốt thôi. Ai cũng cólúc sai lầm. Từ đó chúng ta có được những bài học. Nhưng khi anh bạn nói vớitôi về sự thất bại, tôi biết anh đã thật sự không học được điều gì từ sự thất bạiđó”. Tôi cúi đầu rồi hỏi ông phải làm sao, ông nói: “Hãy thay thế hai chữ “giánhư” bằng hai chữ “lần sau”. Điều đó có nghĩa, anh bạn sắp vượt qua rào chắn củasự hối tiếc để tiến tới phía trước, tiếp tục sống và làm việc. Hãy cố gắng làmđiều đó anh bạn trẻ!”.