Sau 12 năm, so với bạn bè cùng hoàn cảnh và điểm xuất phát, vợ chồng tôi đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mỗi dịp ôn lại thời gian đã qua, gia đình chúng tôi đều nhắc đến và thầm cảm ơn những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Bởi nếu không có “bàn tay nâng đỡ vô hình” ấy, chắc chắn gia đình chúng tôi chưa thể hạnh phúc như bây giờ.
Năm 2001, chúng tôi sinh cháu trai đầu lòng. Tôi và vợ đều là giáo viên, công tác ở vùng sâu của một tỉnh miền núi. Hai vợ chồng xa nhau gần hai trăm cây số, nhà cửa chưa có. Vài tháng mới về thăm vợ con được một lần và đó đều là những ngày hạnh phúc sau khoảng thời gian dài nhung nhớ.
Thế mà, có một lần vợ chồng tôi cãi nhau kịch liệt. Lý do vợ đã tự ý mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho con trai. Gia đình khó thêm khó, vì mỗi quý phải bỏ ra một tháng lương để nộp phí bảo hiểm.
Thời đó, chúng tôi không có điện, không TV, không điện thoại, càng không biết Internet. Tôi đọc đi, đọc lại không biết bao nhiêu lần tài liệu do công ty bảo hiểm cung cấp. Cũng hiểu thêm ra, dù vẫn còn lăn tăn, nhưng thôi cũng là vì con, tôi tặc lưỡi đồng ý theo nguyện vọng của vợ “dù khó khăn đến mấy, vợ chồng mình cũng phải có một cái gì đó dành cho con, đề phòng những bất trắc trên quãng đường đời dài phía trước”.
Tôi lẳng lặng tự tìm hiểu thêm về bảo hiểm nhân thọ. Vợ chồng tôi cởi bỏ được tâm lý lo lắng, yên tâm hơn trong cuộc sống của mình khi thấy rằng việc mình mua bảo hiểm cho con là đúng đắn.
Rồi tôi được chuyển công tác về gần hơn. Hai vợ chồng cùng chăm chỉ công tác, làm ngoài giờ để tăng thu nhập, tham gia học tập, đào tạo nâng cao trình độ. Chúng tôi luôn nhớ để dành tiền nộp phí bảo hiểm cho con đúng hạn và luôn yên tâm rằng con trai mình đang được bảo hiểm an toàn.
Những năm sau, nhiều bạn bè và đồng nghiệp chúng tôi cũng mua bảo hiểm nhân thọ và lại rủ nhau “phá” hợp đồng. Mọi người đồn rằng, tiền ấy đem gửi ngân hàng còn lãi hơn. Thật là suy nghĩ chưa hết và hành động theo phong trào. Các nhân viên bảo hiểm địa phương tôi thất nghiệp dài dài.
Tôi được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý. Mọi người hỏi tôi sao vẫn giữ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Tôi trả lời theo ý hiểu của mình, lan man và nhiều ví dụ, nhưng tập trung mấy ý là “Nếu bạn đã quyết định mua bảo hiểm nhân thọ, đừng nghĩ đến việc sinh lợi hay đầu tư mà nên xem như để mua lấy sự yên tâm trong cuộc sống, bảo vệ tài chính, chia sẻ rủi ro. Bạn có thể không mua bảo hiểm cho riêng mình, nhưng nếu bạn có một phần liên quan tới lợi ích, rủi ro, mối đe doạ của người thân thì bạn nên mua. Còn nếu muốn đầu tư thì ngân hàng, mua vàng hay chứng khoán... vẫn là những kênh sinh lợi nhiều hơn. Miễn sao bạn có thể cân đối tốt tài chính cho gia đình mình, đừng cho tất cả trứng vào cùng một giỏ”.
Một số đại lý bảo hiểm đến thuyết phục tôi trở thành công tác viên. Do công việc, tôi không tham gia được, nhưng vẫn vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp tham gia bảo hiểm nhân thọ. Nhiều nhân viên bảo hiểm cảm ơn tôi vì điều đó.
Năm 2009, vợ chồng tôi sinh con thứ hai, một nàng công chúa. Các nhân viên bảo hiểm chưa kịp đến nhà, vợ chồng tôi đã bảo nhau chọn lựa gói sản phẩm bảo hiểm cho cả gia đình.
Sau nhiều năm phấn đấu, vợ chồng tôi đã có của ăn của để, công tác xã hội được thăng tiến. Chúng tôi hiểu rằng, nếu không có “bàn tay nâng đỡ vô hình của bảo hiểm nhân thọ”, vợ chồng tôi nay sợ điều này, mai lo điều khác, không dám lao vào làm việc, lao động và học tập hết sức mình, chắc chắn không có kết quả ngày hôm nay.
Giờ đây với cương vị công tác mới, tôi được rất nhiều hãng bảo hiểm đến liên hệ tổ chức và mời dự hội thảo, hội nghị. Tôi không thể thiên vị hay tình cảm với một hãng nào. Nhưng có một sự thật, tại bất cứ hội nghị của hãng bảo hiểm nào, tôi cũng đều nhìn thấy những điểm chưa hợp lý trong cách tổ chức của họ, và đương nhiên tôi phát biểu góp ý, xây dựng.
Có thể tôi không trở thành nhân viên bảo hiểm, nhưng số lượng hợp đồng bảo hiểm mà người thân, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, hàng xóm... của tôi đã ký với các công ty bảo hiểm, lớn hơn rất nhiều so với các nhân viên bảo hiểm mà tôi biết. Tôi không được hưởng lợi từ những hợp đồng đó, nhưng tôi đã chia sẻ và góp phần mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, với mong ước gia đình nào cũng được “bảo hiểm nhân thọ - bàn tay vô hình nâng đỡ”.
Năm 2001, chúng tôi sinh cháu trai đầu lòng. Tôi và vợ đều là giáo viên, công tác ở vùng sâu của một tỉnh miền núi. Hai vợ chồng xa nhau gần hai trăm cây số, nhà cửa chưa có. Vài tháng mới về thăm vợ con được một lần và đó đều là những ngày hạnh phúc sau khoảng thời gian dài nhung nhớ.
Thế mà, có một lần vợ chồng tôi cãi nhau kịch liệt. Lý do vợ đã tự ý mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho con trai. Gia đình khó thêm khó, vì mỗi quý phải bỏ ra một tháng lương để nộp phí bảo hiểm.
Thời đó, chúng tôi không có điện, không TV, không điện thoại, càng không biết Internet. Tôi đọc đi, đọc lại không biết bao nhiêu lần tài liệu do công ty bảo hiểm cung cấp. Cũng hiểu thêm ra, dù vẫn còn lăn tăn, nhưng thôi cũng là vì con, tôi tặc lưỡi đồng ý theo nguyện vọng của vợ “dù khó khăn đến mấy, vợ chồng mình cũng phải có một cái gì đó dành cho con, đề phòng những bất trắc trên quãng đường đời dài phía trước”.
Tôi lẳng lặng tự tìm hiểu thêm về bảo hiểm nhân thọ. Vợ chồng tôi cởi bỏ được tâm lý lo lắng, yên tâm hơn trong cuộc sống của mình khi thấy rằng việc mình mua bảo hiểm cho con là đúng đắn.
Rồi tôi được chuyển công tác về gần hơn. Hai vợ chồng cùng chăm chỉ công tác, làm ngoài giờ để tăng thu nhập, tham gia học tập, đào tạo nâng cao trình độ. Chúng tôi luôn nhớ để dành tiền nộp phí bảo hiểm cho con đúng hạn và luôn yên tâm rằng con trai mình đang được bảo hiểm an toàn.
Những năm sau, nhiều bạn bè và đồng nghiệp chúng tôi cũng mua bảo hiểm nhân thọ và lại rủ nhau “phá” hợp đồng. Mọi người đồn rằng, tiền ấy đem gửi ngân hàng còn lãi hơn. Thật là suy nghĩ chưa hết và hành động theo phong trào. Các nhân viên bảo hiểm địa phương tôi thất nghiệp dài dài.
Tôi được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý. Mọi người hỏi tôi sao vẫn giữ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Tôi trả lời theo ý hiểu của mình, lan man và nhiều ví dụ, nhưng tập trung mấy ý là “Nếu bạn đã quyết định mua bảo hiểm nhân thọ, đừng nghĩ đến việc sinh lợi hay đầu tư mà nên xem như để mua lấy sự yên tâm trong cuộc sống, bảo vệ tài chính, chia sẻ rủi ro. Bạn có thể không mua bảo hiểm cho riêng mình, nhưng nếu bạn có một phần liên quan tới lợi ích, rủi ro, mối đe doạ của người thân thì bạn nên mua. Còn nếu muốn đầu tư thì ngân hàng, mua vàng hay chứng khoán... vẫn là những kênh sinh lợi nhiều hơn. Miễn sao bạn có thể cân đối tốt tài chính cho gia đình mình, đừng cho tất cả trứng vào cùng một giỏ”.
Một số đại lý bảo hiểm đến thuyết phục tôi trở thành công tác viên. Do công việc, tôi không tham gia được, nhưng vẫn vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp tham gia bảo hiểm nhân thọ. Nhiều nhân viên bảo hiểm cảm ơn tôi vì điều đó.
Năm 2009, vợ chồng tôi sinh con thứ hai, một nàng công chúa. Các nhân viên bảo hiểm chưa kịp đến nhà, vợ chồng tôi đã bảo nhau chọn lựa gói sản phẩm bảo hiểm cho cả gia đình.
Sau nhiều năm phấn đấu, vợ chồng tôi đã có của ăn của để, công tác xã hội được thăng tiến. Chúng tôi hiểu rằng, nếu không có “bàn tay nâng đỡ vô hình của bảo hiểm nhân thọ”, vợ chồng tôi nay sợ điều này, mai lo điều khác, không dám lao vào làm việc, lao động và học tập hết sức mình, chắc chắn không có kết quả ngày hôm nay.
Giờ đây với cương vị công tác mới, tôi được rất nhiều hãng bảo hiểm đến liên hệ tổ chức và mời dự hội thảo, hội nghị. Tôi không thể thiên vị hay tình cảm với một hãng nào. Nhưng có một sự thật, tại bất cứ hội nghị của hãng bảo hiểm nào, tôi cũng đều nhìn thấy những điểm chưa hợp lý trong cách tổ chức của họ, và đương nhiên tôi phát biểu góp ý, xây dựng.
Có thể tôi không trở thành nhân viên bảo hiểm, nhưng số lượng hợp đồng bảo hiểm mà người thân, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, hàng xóm... của tôi đã ký với các công ty bảo hiểm, lớn hơn rất nhiều so với các nhân viên bảo hiểm mà tôi biết. Tôi không được hưởng lợi từ những hợp đồng đó, nhưng tôi đã chia sẻ và góp phần mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, với mong ước gia đình nào cũng được “bảo hiểm nhân thọ - bàn tay vô hình nâng đỡ”.