Cuộc phỏng vấn dưới đây được thực hiện bởi phóng viên tạp chí “Thiên đường” với một linh hồn.
Phóng viên (PV): Xin cho hỏi vì sao anh đã mất gần 2 năm nay mà linh hồn chưa được siêu thoát?
Linh hồn (LH): Khi sống, tôi chưa làm được nhiều điều cho vợ con và cha mẹ của mình. Hơn nữa khi chết, tôi còn làm họ khổ thêm… vì thế tâm tôi trĩu nặng, lòng tôi đau thắt, tôi thương cha mẹ, vợ con tôi lắm…
PV: Anh có thể nói cụ thể hơn để mọi người hiểu lòng anh?
LH: Khi bác sĩ chuẩn đoán tôi mắc bệnh hiểm nghèo, tôi hiểu rằng tai họa bắt đầu giáng xuống gia đình tôi. Vợ tôi đã bán tất cả tài sản để đưa tôi đi điều trị. Của cải vợ chồng hàng chục năm tích góp bỗng tan biến chỉ sau vài ba tháng. Vợ tôi lại trở về nhà vay mượn thêm bà con, anh em, bạn bè.“Còn nước còn tát”, chúng tôi luôn hy vọng và tiếp tục điều trị. Những ca mổ, những đợt xạ trị, những liều thuốc đắt đỏ khiến số tiền vay mượn được như “muối bỏ biển”. Tôi đã bảo cô ấy rằng: “Hãy đưa anh về nhà, đau đớn cũng được! Hãy để anh chết! Chúng ta không còn tiền nữa, chúng ta đã nợ quá nhiều rồi!”
PV: Lúc ấy, vợ anh phản ứng sao?
LH: Cô ấy chỉ ôm mặt khóc. Sáng hôm sau, khi tôi tỉnh dậy, thì cô ấy đã bỏ về nhà.
PV: Và sau đó?
LH: Tôi không ngờ, vợ tôi, người phụ nữ mảnh mai, yếu mềm lại liều lĩnh thế: Cô ấy cầm sổ đỏ nhà chúng tôi và nhà bố mẹ để vay 300 triệu lên chữa trị cho tôi. Đây là việc tôi không hề hay biết trước. Có lẽ, cô ấy không muốn mất tôi và không muốn các con phải mồ côi cha nên không thể chấp nhận để tôi chết. Cô ấy luôn tin, may mắn sẽ mỉm cười vì gia đình tôi xưa nay sống rất phúc đức.
PV: Nhiều tiền thế mà anh không khỏi bệnh sao?
LH: Lúc có tiền thì bệnh tôi đã giai đoạn cuối rồi. Hơn nữa, vừa chữa bệnh, vừa lo trả nợ thì sao mà bình tâm được. Tôi ra đi. Bây giờ, vợ tôi, hai đứa con thơ và cả cha mẹ già bơ vơ không nơi nương tựa. Nhà cửa, đất đai chẳng còn, nợ nần chồng chất. Họ sẽ phải sống làm sao đây! Anh nghĩ mà xem, con thì thất học, vợ thì quá khổ cực, còn cha mẹ thì cả đời lam lũ vất vả, đến bây giờ thì không có chỗ chui ra chui vào. Đau đớn lắm anh ơi!
PV: Vâng tôi hiểu nỗi đau của anh! Và chắc rằng đây là nguyên nhân tâm anh không yên để siêu thoát. Nhưng điều gì khiến anh hối hận nhất?
LH: Hối hận nhất ư? Vâng, điều tôi hối hận nhất cuộc đời đó chính là đã không biết cách bảo vệ tài chính của mình. Tôi đã từng nghe và từng hiểu rằng, chỉ cần tiết kiệm mỗi ngày vài ba chục ngàn đồng, tính ra mỗi năm cũng chỉ mươi, mười lăm triệu thôi thì là khi mắc bệnh hiểm nghèo, sẽ có ngay ít nhất hàng trăm triệu để chữa trị. Còn khi ra đi mãi mãi thì có cả tỷ bạc mà để lại cho cha mẹ, vợ con. Nhưng tôi đã không làm điều đó.Và bây giờ thì cũng đã quá muộn rồi, tôi có muốn làm lại cũng không được nữa! Tôi thật đáng bị đày xuống địa ngục thì làm sao mà siêu thoát để được lên thiên đường.
PV: Vâng, cảm ơn anh vì cuộc phỏng vấn!
Phóng viên (PV): Xin cho hỏi vì sao anh đã mất gần 2 năm nay mà linh hồn chưa được siêu thoát?
Linh hồn (LH): Khi sống, tôi chưa làm được nhiều điều cho vợ con và cha mẹ của mình. Hơn nữa khi chết, tôi còn làm họ khổ thêm… vì thế tâm tôi trĩu nặng, lòng tôi đau thắt, tôi thương cha mẹ, vợ con tôi lắm…
PV: Anh có thể nói cụ thể hơn để mọi người hiểu lòng anh?
LH: Khi bác sĩ chuẩn đoán tôi mắc bệnh hiểm nghèo, tôi hiểu rằng tai họa bắt đầu giáng xuống gia đình tôi. Vợ tôi đã bán tất cả tài sản để đưa tôi đi điều trị. Của cải vợ chồng hàng chục năm tích góp bỗng tan biến chỉ sau vài ba tháng. Vợ tôi lại trở về nhà vay mượn thêm bà con, anh em, bạn bè.“Còn nước còn tát”, chúng tôi luôn hy vọng và tiếp tục điều trị. Những ca mổ, những đợt xạ trị, những liều thuốc đắt đỏ khiến số tiền vay mượn được như “muối bỏ biển”. Tôi đã bảo cô ấy rằng: “Hãy đưa anh về nhà, đau đớn cũng được! Hãy để anh chết! Chúng ta không còn tiền nữa, chúng ta đã nợ quá nhiều rồi!”
PV: Lúc ấy, vợ anh phản ứng sao?
LH: Cô ấy chỉ ôm mặt khóc. Sáng hôm sau, khi tôi tỉnh dậy, thì cô ấy đã bỏ về nhà.
PV: Và sau đó?
LH: Tôi không ngờ, vợ tôi, người phụ nữ mảnh mai, yếu mềm lại liều lĩnh thế: Cô ấy cầm sổ đỏ nhà chúng tôi và nhà bố mẹ để vay 300 triệu lên chữa trị cho tôi. Đây là việc tôi không hề hay biết trước. Có lẽ, cô ấy không muốn mất tôi và không muốn các con phải mồ côi cha nên không thể chấp nhận để tôi chết. Cô ấy luôn tin, may mắn sẽ mỉm cười vì gia đình tôi xưa nay sống rất phúc đức.
PV: Nhiều tiền thế mà anh không khỏi bệnh sao?
LH: Lúc có tiền thì bệnh tôi đã giai đoạn cuối rồi. Hơn nữa, vừa chữa bệnh, vừa lo trả nợ thì sao mà bình tâm được. Tôi ra đi. Bây giờ, vợ tôi, hai đứa con thơ và cả cha mẹ già bơ vơ không nơi nương tựa. Nhà cửa, đất đai chẳng còn, nợ nần chồng chất. Họ sẽ phải sống làm sao đây! Anh nghĩ mà xem, con thì thất học, vợ thì quá khổ cực, còn cha mẹ thì cả đời lam lũ vất vả, đến bây giờ thì không có chỗ chui ra chui vào. Đau đớn lắm anh ơi!
PV: Vâng tôi hiểu nỗi đau của anh! Và chắc rằng đây là nguyên nhân tâm anh không yên để siêu thoát. Nhưng điều gì khiến anh hối hận nhất?
LH: Hối hận nhất ư? Vâng, điều tôi hối hận nhất cuộc đời đó chính là đã không biết cách bảo vệ tài chính của mình. Tôi đã từng nghe và từng hiểu rằng, chỉ cần tiết kiệm mỗi ngày vài ba chục ngàn đồng, tính ra mỗi năm cũng chỉ mươi, mười lăm triệu thôi thì là khi mắc bệnh hiểm nghèo, sẽ có ngay ít nhất hàng trăm triệu để chữa trị. Còn khi ra đi mãi mãi thì có cả tỷ bạc mà để lại cho cha mẹ, vợ con. Nhưng tôi đã không làm điều đó.Và bây giờ thì cũng đã quá muộn rồi, tôi có muốn làm lại cũng không được nữa! Tôi thật đáng bị đày xuống địa ngục thì làm sao mà siêu thoát để được lên thiên đường.
PV: Vâng, cảm ơn anh vì cuộc phỏng vấn!