Bước qua năm 2014, một năm vẫn được coi là thành công với thị trường bảo hiểm nhân thọ. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 27.430 tỷ đồng, tăng 17,9% so với năm 2013.

1. Bộ Tài chính ban hành Thông tư Hướng dẫn BẢO HIỂM HƯU TRÍ và QUỸ HƯU TRÍ TỰ NGUYỆN. Đây là 1 chính sách vừa đảm bảo lợi ích người sử dụng lao động, khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài thông qua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bán bảo hiểm cho chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh với một ông chủ gật đầu đem lại hàng trăm, hàng ngàn hợp đồng bảo hiểm cho người lao động. Đồng nghĩa với việc thị trường và khách hàng tiềm năng của Tư vấn bảo hiểm có thể bị "hẹp" dần lại do phần lớn người lao động đã có bảo hiểm nhân thọ.
Nhiều doanh nghiệp lớn tuyên bố sẽ phát triển ra dòng sản phẩm hưu trí. Nhưng đến hết năm 2014 chỉ có duy nhất Dai-ichi Life triển khai được dòng sản phẩm bảo hiểm hưu trí cá nhân và nhóm. (Còn lại các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ triển khai hưu trí nhóm như: AIA, Manulife, PVI-Sunlife)
2. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đang ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện bán bảo hiểm qua các tổ chức tín dụng (BANCASSURANCE), tạo điều kiện hợp tác phát triển bán bảo hiểm qua các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Đây là cơ sở pháp lý để tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các DNBH biết mình được làm những gì, làm như thế nào để bán bảo hiểm qua ngân hàng không phải “vừa làm vừa nghe ngóng” như trước.
Trong năm 2014 Prudential vẫn giữ vị trí TOP đầu về Bancassurance, kế sau đó là Manulife. Đặc biệt có sự bứt phá về mảng Bancassurance có thể kể đến tân binh Generali Việt Nam với hàng loạt sự kết hợp với các ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua. 
3. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đón nhận Công ty bảo hiểm nhân thọ thứ 17. BIDV MetLife tham gia thị trường bảo hiểm từ cuối 2014.
Hiện tại Metlife đang rất im lặng và chỉ phân phối các dòng sản phẩm bảo hiểm cơ bản qua kênh Bancassurance tại các chi nhánh của BIDV. 
Dự kiến 2015 sẽ có sự bứt phá và cạnh trạnh về nhân sự - khách hàng - thị phần - sản phẩm - đại lý... tại vì thế mạnh của Metlife là Một công ty bảo hiểm đa quốc gia với thế mạnh phát triển theo con đường đại lý bảo hiểm chứ không phải là Bancassurace.
4. TÔI SẼ NÓI NHIỀU NHẤT VỀ VẤN ĐỀ NÀY - ĐANG DẦN XUẤT HIỆN TẠI VIỆT NAM.
Thị trường đang xuất hiện một nghề mới là MÔI GIỚI BẢO HIỂM NHÂN THỌ. Những nhà môi giới này tương đối độc lập, khách quan giữa khách hàng và Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). Họ sẽ tư vấn cho khách hang mua loại sản phẩm bảo hiểm nào, lựa chọn DNBH nhân thọ có sản phẩm bảo hiểm đó tốt hơn, phù hợp hơn.
Hiện nay các nhà môi giới bảo hiểm nhân thọ đang xuất hiện tại Việt Nam "manh nha" chưa có một tổ chức độc lập, chính quy. Đang hoạt động tự phát dưới nhiều hình thức...
Hiện nay các tổ chức môi giới bảo hiểm này đang hoạt động theo hình thức là một CÔNG TY TƯ VẤN - HOẠT ĐỘNG TRONG MẢNG BẢO HIỂM. Họ cũng đang tuyển rất nhiều nhân sự, hệ thống đại lý từ mảng bảo hiểm nhân thọ sang. Hiện nay việc lôi kéo giữa các đại lý, quản lý bảo hiểm của các công ty bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với nhau đang là một bài toán mà chưa có lời giải, nay là có một tổ chức nữa xuất hiện, vào cuộc để lôi kéo đại lý nữa vẫn đang thêm một bài toán nữa.
Các tổ chức tư vấn này được đầu tư, công nghệ, nền tảng, hệ thống..., rất chuyên nghiệp từ các quản lý đến đào tạo từ nước ngoài. Nhưng một câu hỏi đang được đặt ra. Họ có vi phạm pháp luật trong Luật Kinh doanh bảo hiểm không? Theo ý kiến của tôi cho là "CÓ THỂ"!
5. HẠN CHẾ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn còn một số tồn tại như:
- Quy trình quản lý đại lý của một số doanh nghiệp chưa hoàn thiện dẫn đến khiếu nại tố cáo của nhiều đại lý trong việc chấm dứt hợp đồng đại lý;
- Cạnh tranh, lôi kéo đại lý giữa các doanh nghiệp;
- Danh mục đầu tư của nhiều doanh nghiệp vẫn chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, chưa phù hợp với bản chất dài hạn của bảo hiểm nhân thọ;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng cao so với doanh thu phí bảo hiểm làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... (Nhất là chi phí dành cho hệ thống Đại lý, quản lý bảo hiểm).
7. Thị trường thách thức và cũng có những cơ hội!
THÁCH THỨC có thể biến thành CƠ HỘI. CƠ HỘI VÀNG mới chỉ là tiềm năng nhìn thấy được. Muốn biến cơ hội này thành hiện thực. Thị trường Bảo hiểm Nhân thọ nói chung và từng TƯ VẤN TÀI CHÍNH, QUẢN LÝ BẢO HIỂM Nhân thọ nói riêng cần có hành động nhanh chóng theo quy luật. Ai nắm cơ hội trước, đi trước và thành công trước. Đi sau sẽ chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn.

Nguon Fb Dinh Chinh
 
Top