1. Quản lý chặt chẽ tài chính cá nhân
"Bất kỳ một chỗ rò rỉ nhỏ nào cũng có thể làm chìm một con tàu. Đối với tài chính cũng vậy - một vài sai lầm nhỏ trong chi tiêu cá nhân cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu" tỷ phú Mỹ Donald Trump nói.
Hãy thường xuyên theo dõi kiểm soát chi tiêu để biết được bạn đang chi tiêu có hợp lý hay không nếu chưa thì chỉnh sửa ngay.
Hợp lý nhất là Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS với 6 cái hũ:
- Chi tiêu cần thiết 55%
- Tiêu dùng lớn 10%
- Giáo dục dành 10%
- Đầu tư 10%
- Hưởng thụ 10%
- Cho đi 5 %
Hiện nay, tham gia bảo hiểm nhân thọ với 10% là bạn vừa có quỹ giáo dục cho con, vừa đầu tư an toàn, mà vẫn được bảo vệ rủi ro, bảo vệ tài chính.
2. Đừng tiêu tiền mà hãy tái đầu tư
Ham muốn tiêu tiền trong mỗi người nhiều khi nổi lên mạnh mẽ, nhưng theo tỷ phú giàu thứ hai thế giới Warren Buffett, để giàu lên thì không nên tiêu ngay số tiền kiếm được mà phải biết tái đầu tư số tiền đó.
Vậy nên chọn kênh đầu tư nào để vừa an toàn lại sinh lời hiệu quả nhất hiện nay? Trong các kênh: Gửi tiết kiệm, chứng khoán, bất động sản, kinh doanh, bảo hiểm nhân thọ.
Dù bạn đầu tư vào đâu thì cũng nên đầu tư thêm kênh bảo hiểm nhân thọ, vừa an toàn vừa được bảo vệ, đảm bảo tài chính dài hạn.
Quản lý chặt chẽ tài chính cá nhân
3. Sống tiết kiệm ngay cả khi kiếm được nhiều tiền
Tỷ phú giàu nhất thế giới, ông trùm viễn thông Mexico Carlos Slim là người đề cao việc chi tiêu tiết kiệm để phòng lúc khó khăn, cho dù ông đang sở hữu tài sản 69 tỷ USD. Theo Slim, thói quen chi tiêu chặt chẽ sẽ giúp thúc đẩy việc phát triển hoạt động kinh doanh và tránh được sự cần thiết phải điều chỉnh mạnh khi khủng hoảng xảy ra.
4. Kiên nhẫn là một đức tính tốt
“Tôi cho rằng, trong kinh doanh, các bạn cần học cách kiên nhẫn. Có thể tôi không phải là người kiên nhẫn lắm, nhưng tôi đã học được cách chờ đợi để đạt được một thứ gì đó đúng lúc”, tỷ phú đồ hiệu Pháp Bernard Arnault từng nói.
5. Biết đầu tư dài hơi
Các tỷ phú, lãnh đạo của các tập đoàn lớn thường là những người có tầm nhìn xa, không chỉ muốn tạo ra của cải cho bản thân mà còn lãnh trách nhiệm về sự thăng trầm tiền bạc đối với nhiều người khác.
Tỷ phú Mukesh Ambani cho biết: “Chúng tôi đang đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh để đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong tương lai và tạo ra thêm giá trị cho hàng triệu cổ đông”.
Với cá nhân việc đặt mục tiêu tài chính dài hạn là rất quan trọng. Ai cũng có mục tiêu, cũng có kế hoạch trong tương lai, vậy việc thiết lập các mục tiêu tài chính dài hạn sẽ khiến cho những điều này khả thi hơn. Và nói đến kế hoạch tài chính dài hạn thì không thể không nói đến bảo hiểm nhân thọ, đây chính là kênh an toàn và rất công bằng, bởi thời gian tham gia càng dài, mức phí càng thấp và được bảo vệ càng dài.
6. Học cách đọc báo cáo tài chính
“Hãy học tất cả những khóa học kế toán mà bạn có thể tìm được. Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh… Nó khiến việc đọc báo cáo tài chính trở nên dễ dàng hơn. Dĩ nhiên, để thành thạo một ngôn ngữ nước ngoài sẽ lấy đi của bạn nhiều trải nghiệm và thời gian học tập từ sớm nhưng sau này bạn sẽ nhận lại được kết quả to lớn”, tỷ phú Warren Buffett khuyên.
7. Quyết tâm gặt hái thành công và tạo ra của cải
Tỷ phú ngành thép Ấn Độ Lakshmi Mittal khẳng định, con đường đi tới thành công và giàu có là không hề bằng phẳng đối với bất kỳ ai; chùn bước trước khó khăn đồng nghĩa với việc không thể thành công và cũng chẳng có tiền.
Mittal từng nói: “Ai cũng có lúc gặp khó khăn, và thách thức là cách đo lường lòng quyết tâm và khả năng giải quyết vấn đề của bạn”.
8. Đừng giả vờ mình là một chuyên gia
“Nếu đầu tư vào những gì không biết biết, bạn giống như đang chơi cờ bạc vậy”. Đây là lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett luôn tuân thủ và cũng là lý do tại sao ông không bỏ tiền vào công nghệ, vàng và hàng không.
“Bạn không cần là một chuyên gia để có thể đạt được lợi nhuận như mong muốn cho khoản đầu tư của mình. Tuy nhiên, nếu không am hiểu, bạn cần nhận ra được giới hạn bản thân và chăm chỉ làm việc. Hãy đơn giản hóa mọi thứ và đừng cố đạt lợi nhuận quá cao. Với những gì hứa hẹn đạt lợi nhuận nhanh chóng, hãy nói ‘không’”.
Vậy trước khi chọn kênh đầu tư phải tìm hiểu bối cảnh kinh tế thị trường, phân tích các ưu điểm và nhược điểm của các kênh đầu tư trước khi chọn lựa sao cho phù hợp với chính mình.