Bạn thân mến!

Bạn có biết rằng phần lớn áp lực trong cuộc sống của bạn phát nguồn từ “nỗi sợ bị từ chối” hay “nỗi sợ bị chỉ trích” không?

Nỗi sợ bị từ chối này biểu lộ chính bản thân nó trong sự lo lắng quá mức khi bạn chờ nhận sự đồng ý hoặc không đồng ý của sếp hoặc người khác. Nỗi sợ này thường xuất hiện trong tuổi thơ, là kết quả của việc gia đình trao cho con mình cái mà những nhà tâm lý học gọi là “tình yêu thương có điều kiện”.

+ Phát triển nhu cầu đồng thuận
Nhiều gia đình phạm phải sai lầm trong việc yêu thương và đồng thuận với con cái chỉ khi con họ làm việc mà họ muốn chúng làm. Một đứa trẻ lớn lên với loại “yêu thương có điều kiện” này thường tìm kiếm những sự đồng ý vô điều kiện từ người khác suốt cả cuộc đời họ. Khi đứa trẻ trưởng thành, nhu cầu đồng thuận từ gia đình lại chuyển sang cơ quan và biến thành nhu cầu đồng thuận từ sếp họ. Người nhân viên khi đó lại luẩn quẩn trong nhu cầu đồng thuận vì ý kiến của cấp trên. Điều này có thể dẫn đến sự ám ảnh trong đầu nhân viên để họ đạt được những tiêu chuẩn cao vô xác định.

+ Tránh đi cách xử sự loại A
Bác sĩ Rosenman và bác sĩ Friedman, những chuyên gia tim mạch từ San Francisco, đã xác định nỗi ám ảnh này là “cách xử sự loại A”. Các chuyên gia đã kết luận rằng khoảng 60% đàn ông và gần 30% phụ nữ là kiểu người có cách xử sự loại A.

+ Đừng tự vắt kiệt sức mình
Cách xử sự loại A này có thể biến đổi từ dạng nhẹ sang cực điểm. Những người được gọi là “Loại A chân chính” thường tự đặt lên mình rất nhiều áp lực để làm việc, với mục đích làm thỏa mãn nhu cầu của sếp, đến mức họ tự vắt kiệt sức lực của chính họ. Có những trường hợp trước độ tuổi 55 đã mất vì lên cơn đau tim. Cách xử sự loại A này, phát nguồn từ tình yêu có điều kiện trong quá khứ, là một hiện tượng liên quan đến stress rất nghiêm trọng trong môi trường làm việc tại Mỹ.

+ Luyện tập các kỹ năng

Sau đây là hai việc bạn có thể làm ngay lập tức để đối phó với nỗi sợ bị từ chối, bị chỉ trích, và không được đồng thuận. 

Đầu tiên, hãy xác định và chấp nhận rằng ý kiến của những người khác không đủ quan trọng để bạn cảm thấy stress, không vui, hay lo lắng quá mức về chúng. Cho dù họ có không thích bạn, điều đó cũng không dính dáng gì đến giá trị nhân phẩm của bạn. 
Thứ hai, không được quan tâm quá mức về việc người ta nghĩ gì về bạn. Trên thực tế, hầu hết mọi người không hề nghĩ nhiều đến bạn. Hãy thư giãn và tiếp tục cuộc sống riêng của mình.

Vượt qua nỗi sợ đi!

~Lời khuyên từ Brian Tracy~
-------------------------------------------
 
Top