CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM NHÂN THỌ

1)Với phương châm như trên, công ty bảo hiểm nhân thọ lấy đâu ra lợi nhuận để duy trì công ty?

Tiền gửi mọi người sẽ hình thành một Quỹ Liên Kết Chung và được công ty bảo hiểm sử dụng đầu tư vào các kênh đầu tư có tính ổn định cao như trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng dài hạn, chứng khoán..v..v.. Chính hoạt động kinh doanh này sẽ mang lãi suất đến tiền gửi của bạn và lợi nhuận của họ.

2) Nếu công ty Bảo Hiểm phá sản thì sao?

Mọi công ty hoạt động tại Việt Nam đều được theo dõi và bảo hộ bởi Bộ Tài Chính, nếu công ty đó không thể tiếp tục hoạt động nữa thì Bộ Tài Chính sẽ tiến hành tìm kiếm những công ty khác có khả năng tài chính và quản lý để duy trì tiếp tục công ty. Do đó, quyền lợi của khách hàng sẽ luôn luôn được đảm bảo.

3) Mua bảo hiểm nhân thọ quan trọng như thế nào? Liệu mình có nên mua bảo hiểm nhân thọ không, nó quan trọng thế nào nhỉ ?

Đối với cá nhân và gia đình:
Mua bảo hiểm nhân thọ sẽ có được nguồn tài chính đảm bảo trong trường hợp không may bị tử vong hay bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, dẫn đến mất nguồn thu nhập. Bằng cách đó, bảo hiểm nhân thọ góp phần ổn định cuộc sống gia đình.
Tham gia bảo hiểm nhân thọ có thể tích lũy cho những kế hoạch tương lai, như để dành tiền cho con đi học, cho con một số vốn để vào đời, hoặc có thể tiết kiệm tiền để mua xe, mua nhà, vui hưởng cuộc sống sau khi về hưu…

Đối với xã hội:
Bảo hiểm nhân thọ mang lại nhiều lợi ích to lớn:
Tạo sự ổn định xã hội thông qua việc giảm thiểu tối đa sự lo lắng cho bên mua bảo hiểm;
Huy động vốn để đầu tư cho những dự án trung và dài hạn nhằm góp phần phát triển đất nước;
Giảm gánh nặng ngân sách quốc gia trong việc chăm lo người già, và những người phụ thuộc khi người trụ cột trong gia đình qua đời;
Tạo công ăn việc làm cho nhiều người.

4) Bảo hiểm nhân thọ khác với bảo hiểm thông thường ở những điểm nào?

Bảo hiểm liên kết chung có nhiều điểm ưu việt hơn so với các sản phẩm nhân thọ truyền thống nhờ hội tụ các đặc tính:
- Linh hoạt: Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, khách hàng có thể rút tiền, tạm ứng hay nộp phí một cách linh hoạt.
- Minh bạch: Các khoản phí, chi phí đều được thông báo cụ thể và chi tiết tới khách hàng theo định kỳ.
- Đảm bảo: Lãi suất tích lũy tính trên giá trị tài khoản được đảm bảo không thấp hơn 5%/năm trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng.

5) Khách hàng phải đóng phí ra sao để hợp đồng không bị mất hiệu lực?

Trong ba năm đầu của hợp đồng, khách hàng phải đóng đủ phí tối thiểu theo quy định của công ty. Từ năm thứ 3 trở đi, khách hàng có thể tiếp tục đóng phí bất cứ lúc nào miễn sao giá trị hoàn lại luôn lớn hơn 0. Để đạt được mục tiêu tài chính như dự định, khách hàng nên đóng phí theo kế hoạch đã đề ra lúc ban đầu.

6) Làm thế nào để nâng cao tối đa khả năng bảo vệ tài chính khi khách hàng tham gia Bảo hiểm liên kết chung?

Khách hàng có thể mua kèm các sản phẩm bổ sung thuộc nhóm tai nạn và một số sản phẩm bổ sung khác để đáp ứng một cách tối đa nhu cầu bảo vệ tài chính. Ngoài ra, khách hàng có thể tham gia thêm sản phẩm bổ sung Bảo Hiểm Hỗ Trợ Viện Phí để được hỗ trợ về tài chính trong trường hợp nhập viện.

7) Năm nay tôi 30 tuổi và có con nhỏ 1 tuổi. Tôi hiện đang vay ngân hàng 500 triệu đồng để mua nhà trong 15 năm. Chúng tôi muốn thiết lập một “quỹ giáo dục” để chuẩn bị tài chính cho con vào đại học khi cháu được 18 tuổi. Bất kể rủi ro có xảy đến với tôi hay không trong cuộc sống, làm thế nào để đảm bảo việc trả nợ ngân hàng và duy trì các khoản chi tiêu, đầu tư cho con cái của gia đình tôi?

Bảo hiểm liên kết chung có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu nêu trên của gia đình bạn. Trong trường hợp này, bạn nên tham gia Bảo hiểm liên kết chung - lựa chọn 1 với số tiền bảo hiểm 500 triệu đồng. Chỉ cần trích 2 triệu đồng từ khoản tiết kiệm hàng tháng (lãi suất giả định là 8%/năm kéo dài trong suốt thời hạn của hợp đồng), sau 10 năm bạn có thể rút ra 200 triệu đồng để trả nợ ngân hàng trước hạn. Với số tiền đóng trong 10 năm như trên, bạn có thể rút 25 triệu đồng/năm (trong 4 năm) khi con bạn được 18 tuổi để hỗ trợ việc học hành của cháu ở đại học. Và hợp đồng của bạn sẽ có giá trị hoàn lại là 2,8 tỉ đồng tại thời điểm đáo hạn.

8) Năm nay tôi 35 tuổi và có con nhỏ 1 tuổi. Công việc kinh doanh của gia đình tôi hiện đang gặp thuận lợi nhưng không chắc sẽ vẫn tiếp tục ổn định trong những năm tới. Để đảm bảo cho việc học hành của con tôi sau này, vợ chồng tôi dự định lập một “quỹ giáo dục” (khoảng 50.000 đô-la Mỹ) cho cháu đi du học trong 4 năm đại học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn có thêm thu nhập sau khi về hưu. Sản phẩm Bảo hiểm liên kết chung có thể giúp tôi ra sao?

Bạn có thể trích 3 triệu đồng từ thu nhập hàng tháng để tham gia Bảo hiểm liên kết chung - lựa chọn 1 với số tiền bảo hiểm 500 triệu đồng. Nếu duy trì được mức tiết kiệm này trong 16 năm tới (với điều kiện lãi suất tích lũy giả định 8%/năm kéo dài trong suốt thời hạn của hợp đồng), bạn có thể rút ra 200 triệu đồng/năm liên tục trong vòng 4 năm để cho con du học khi đến 18 tuổi. Và đến tuổi 60, bạn vẫn có thể rút thêm 30 triệu đồng/năm trong 10 năm từ tài khoản Bảo hiểm liên kết chung như một nguồn thu nhập phụ trội sau khi về hưu. Cuối cùng, bạn sẽ nhận được 4,0 tỉ đồng tại thời điểm đáo hạn.
 
Top