THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ NƯỚC NGOÀI LẤN ÁT THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Nếu DN nước ngoài chiếm lĩnh thị trường nội nhưng mang lại những sản phẩm tốt, giá trị cao cho khách hàng thì điều đó là tốt và các DN nội phải biết nhìn vào đó mà học tập.
Theo số liệu báo cáo nhanh của Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính), 6 tháng đầu năm 2014 tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 24.129 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 13.077 tỷ đồng (tăng 7,3%); doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 11.052 tỷ đồng (tăng 19,5% ).
Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 6 tháng đầu năm nay dẫn đầu thị phần về số lượng hợp đồng khai thác mới là Công ty bảo hiểm Prudential với 30%, tiếp đến là Bảo việt 21,5%, Prevoir 16,4%, Manulife 7,5%...
Theo ông Phùng Đắc Lộc – Tổng thư ký hiểm hội bảo hiểm Việt Nam, danh sách các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở thị trường Việt Nam hiện nay gần như không có tên của các doanh nghiệp nội.
Các doanh nghiệp Việt tham gia vào thị trường hầu hết cũng đều bán tỷ lệ cổ phần đáng kể như Bảo Việt (công ty mẹ của Bảo Việt Nhân thọ) có cổ đông chiến lược là Sumito Life, PVI Sun Life (công ty con của PVI) có sự tham gia của Tập đoàn Sun Life (Canada), Talanx (Đức)...
Cũng theo ông Lộc, đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ doanh nghiệp muốn trụ được thì ngoài việc thiết kế được sản phẩm tốt, hợp lý thì việc có một hệ thống công nghệ thông tin tốt cũng rất quan trọng.
“Vì hợp đồng đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thường có thời gian kéo dài, đối tượng khách hàng khác nhau, hợp đồng khác nhau... Trong khi đó, ở Việt Nam hầu hết các nền tảng này (công nghệ thông tin) đều không đáp ứng được” – Ông Lộc nói.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia bảo hiểm khác cũng cho biết, việc thiết kế các gói sản phẩm cho bảo hiểm nhân thọ hầu hết đều phải do chuyên gia nước ngoài làm và chi phí rất lớn, có thể lên đến cả triệu USD nhưng về đến thị trường nhiều gói sản phẩm cũng không thể áp dụng được, do có nhiều yếu tố không phù hợp. Chính vì thế nhiều doanh nghiệp trong nước đã chọn phương án là chọn đối tác nước ngoài thay vì trực tiếp đi mua sản phẩm.
Doanh nghiệp ngoại chiếm lĩnh thị chưa chắc đã xấu
Trả lời câu hỏi: Liệu DN bảo hiểm nhân thọ nội có phần yếu thế trên thị trường của chính nước mình có được xem là một thất bại, và điều đó sẽ là tốt hay xấu?
số lượng đại lý tồn tại từ khi mới vào nghề đến nay mà chưa bỏ nghề khoảng 30 – 35%.
Ông Lộc nói: Nếu DN nước ngoài chiếm lĩnh thị trường nội nhưng mang lại những sản phẩm tốt, giá trị cao cho khách hàng thì điều đó là tốt và các doanh nghiệp nội phải biết nhìn vào DN ngoại mà học tập.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vốn được đánh giá là tiềm năng, hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài; ngay cả những ngân hàng thương mại lớn trong nước cũng muốn “vươn” dài cánh tay để được tham gia vào thị trường này.
Tuy nhiên, ngoài những khó khăn về nền tảng công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm, quản lý trục lợi bảo hiểm... nhiều chuyên gia cũng đã cảnh báo về hiện tượng các công ty bảo hiểm mới ra đời đã dùng mọi chiêu thức để lôi kéo các đại lý của các công các công ty bảo hiểm hoạt động trước đó.
Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, số lượng đại lý tồn tại từ năm 2000 đến nay chỉ vào khoảng 10% và số lượng đại lý tồn tại từ khi mới vào nghề đến nay mà chưa bỏ nghề khoảng 30 – 35%.
“Hiện nay Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo nhân sự riêng cho ngành bảo hiểm và nếu thuê chuyên gia nước ngoài thì chi phí sẽ đội lên rất cao. Do đó, nhiều công ty bảo hiểm liên doanh ra đời sau đã dùng biện pháp lôi kéo nhân sự của các công ty bảo hiểm lớn” – Một chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nói.
Chính vì thế việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài với các doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh, doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập dự kiến sẽ còn gay gắt trong thời gian tới. Việc cạnh tranh không chỉ dừng lại ở vấn đề thị phần mà còn cả ở việc cạnh tranh nhân sự giữa các công ty với nhau.
Khánh Nhi
Theo Infonet