Bài học quản trị từ Alexander Đại Đế: Lãnh đạo là sư tử hay cừu?

Alexender Đại Đế được xem là một trong những tài năng quân sự kiệt xuất trong lịch sử cổ đại.

Bắt đầu từ năm 18 tuổi ông đã dẫn đại binh chinh phục các vùng đất rộng lớn từ Hy Lạp, đến Ai Cập, cho đến tận Tiểu Á và vương quốc Ba Tư xa xôi.

Trong vòng 13 năm chinh phạt triền miên cho đến lúc qua đời ở tuổi 32, đối đầu và giao chiến với nhiều thế lực quân sự hùng mạnh khác nhau – Alexander Đại Đế và đoàn quân thiện chiến của mình chưa bao giờ nếm mùi thất bại.

Sau mỗi chiến tích lẫy lừng ông lại đặt tên mình cho các thành phố chinh phục được, có tất cả 70 thành phố mang tên Alexandria. Nổi tiếng nhất trong số này là Alexandria nằm ở cửa sông Nile vào năm 321 BC – cho đến ngày nay nó vẫn là thành phố lớn thứ hai của đất nước Ai Cập.

Sau khi qua đời, Alexander Đại Đế trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các vương triều trong tham vọng chinh phục và chiếm hữu, bao gồm cả Hannibal the Carthaginian, The Romans Pompey và Napoleon, các Hoàng đế La Mã như Julius Caesar và cả Mark Antony đều từng hành hương vương mộ Alexander Đại Đế với tất cả lòng tôn kính và ngưỡng mộ.

Cho đến ngày nay, lịch sử huy hoàng cũng như những chiến tích lẫy lừng của đoàn quân Macedonia viễn chinh vẫn còn được nghiên cứu ở các học viện quân sự khắp thế giới.

alexander bài học lãnh đạo

Môt trong những phẩm chất khiến Alexander Đại Đế được các đạo quân tôn sùng chính là tinh thần chiến binh thiên bẩm của mình.

Trong các trận đánh, thay vì đứng sau binh sĩ để tránh những mũi tên tẩm độc nhắm vào mình – bao giờ ông cũng xông lên phía trước, dẫn đại quân tiên phong thiện chiến đánh trực diện vào tử cấm quân kẻ thù.

Mùa xuân năm 327 BC, trong một trận đánh ác liệt nhằm chiếm Punjab, nhận thấy binh sĩ của mình trở nên chểnh mảng sau nhiều ngày vây thành, Alexander mang theo hai cận vệ dùng thang vượt tường nhảy xuống giữa vòng vây lính giữ thành, mặc dù bị một mũi giáo xuyên vào phổi, ông vẫn dũng cảm cùng vệ sĩ chống đỡ và đánh thắng vòng vây mở đường cho đại quân tràn vào chiếm thành.

Chính sự quả cảm và gan lì, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, Alexander Đại Đế đã cùng với đoàn quân trung thành của mình liên tiếp giành được những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử 13 năm chinh phạt.

Mang cả thảy 22 vết thương trên người, cưỡi chiến mã Bucephalus hiên ngang dấn thân vào cõi bất tử, nhưng trước kỳ công chinh phục thế giới – Alexander Đại Đế đã chinh phục hoàn toàn lòng trung thành của đoàn quân Macedonia huyền thoại.

Được vinh danh là một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại – Alexander Đại Đế lưu lại một câu nói bất hủ rất đáng để hậu thế chúng ta suy ngẫm – đặc biệt là những nhà lãnh đạo:

“An army of sheep led by a lion, is better than an army of lion, led by a sheep” (Tạm dịch: Một đội quân cừu được dẫn dắt bởi một con sư tử luôn hùng mạnh hơn một đàn sư tử được lãnh đạo bởi một con cừu).

Trong quản trị cũng vậy, vai trò của nhà lãnh đạo hết sức quan trọng. Nếu không luôn là người tiên phong, quả cảm, bất chấp nguy hiểm chiến đấu thì bạn sẽ không bao giờ giành được lòng trung thành từ nhân viên, cũng như tạo động lực làm việc cho họ.

Dù có trong tay đội ngũ nhân viên giỏi tới đâu, sức mạnh lớn đến thế nào (ý chỉ đội quân sư tử) nhưng nếu được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo lãnh đạm, chậm chạp và không có tinh thần chiến đấu (ý chỉ chú cừu), hậu quả là tập thể đó sẽ thất bại.

Nếu là nhà lãnh đạo, bạn thấy mình đang đóng vai chú cừu hay sư tử?

* Bài viết có sử dụng tư liệu trong cuốn sách “Mô hình bán hàng tổng lực: Kỹ năng Quản lý bán hàng tại Chi nhánh và Phòng giao dịch Ngân hàng bán lẻ” của tác giả Trịnh Minh Thảo.

 

st

 
Top