Theo nghiên cứu Chỉ số niềm tin tiêu dùng Việt Nam Quý 3/2016 của Nielsen Việt Nam:
Tính ổn định công việc (47%), sức khỏe (35%) và sự cân bằng cuộc sống/công việc (25%) là những mối quan ngại hàng đầu của người tiêu dùng Việt. Đặc biệt, trong quý 3 này, sức khỏe và hạnh phúc của ba mẹ (21%) lại bất ngờ trở thành một trong top 5 mối quan tâm hàng đầu. Ngoài ra, mối quan tâm khác trong danh sách của quý này là tình hình kinh tế (18%).
Trong khi gần một nửa số người được hỏi cho rằng quốc gia đang trong tình trạng suy thoái (tăng 1 điểm so với quý trước), thì gần hai trong ba người tiêu dùng Việt cho rằng tình trạng tài chính cá nhân ở trạng thái tốt trở lên trong 12 tháng tiếp theo (63%, tăng 2% so với quý trước) và hơn một nửa số người tiêu dùng Việt Nam cũng đang cảm thấy tràn đầy hy vọng về các cơ hội việc làm (57% so với 55% quý trước). Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám Đốc, Nielsen Việt Nam nhấn mạnh: “Trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng tiếp tục chú trọng vào tương lai của họ; do đó sự bảo đảm về tài chính sẽ vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của họ. Tính ổn định công việc và triển vọng kinh tế có tác động trực tiếp đến mức độ đảm bảo về tài chính của người tiêu dùng, và điều này lý giải tại sao tính ổn định công việc đã dẫn đầu danh sách những mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam." Điều này cũng cho thấy, tại sao Người việt Nam lại dẫn đầu danh sách top 10 quốc gia tiết kiệm nhất thế giới (78%). Đứng thứ 2 là Indonesia (77%). Malaysia và Singapore được xếp hạng thứ sáu (65%), Thái Lan giữ vị trí thứ tám (62%) và Philippines ở mức thứ chín (60%). Trong khi, trung bình toàn cầu của người tiêu dùng dành tiền nhàn rỗi vào tiền tiết kiệm là khoản 52%.
Để cân bằng nhu cầu tài chính hiện tại và nhu cầu chi trả những lúc cần thiết trong tương lai thì việc tiết kiệm ngày càng trở lên quan trọng và cần thiết. Nhưng quan trọng hơn là bạn biết chia sẻ rủi ro qua nhiều kênh tiết kiệm chứ không chỉ nên tiết kiệm 1 kênh duy nhất là gửi tiết kiệm ngân hàng. Đặc biệt chọn kênh tiết kiệm, đầu tư sinh lời, hưởng lợi cũng phải phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tương lai. Cùng 1 số tiền, nếu bạn biết cách chia ra nhiều khoản tiết kiệm thì bạn sẽ không phải lo ngại mọi trường hợp xảy ra sớm hay muộn. Với mục tiêu ngắn hạn và nhu cầu tiêu dùng được định trước thì gửi tiền ngân hàng là kênh phù hợp nhất để bạn chọn. Với mục tiêu dài hạn (quỹ học vấn/quỹ hưu trí) và nhu cầu đảm bảo tài chính an toàn để dự phòng trước rủi ro thì chỉ có bảo hiểm nhân thọ là kênh phù hợp nhất. - See more at: https://m.thebank.vn/posts/13234-top-5-moi-quan-tam-hang-dau-cua-nguoi-tieu-dung-viet#sthash.DQPSjvPF.dpuf