Nếu sắp xếp hợp lý, Bảo hiểm Nhân thọ là một chương trình tài chính tổng thể, hoàn hảo và trung hạn - không cần khoản tiết kiệm bổ sung nào khác. Một chương trình tài chính sẽ nâng cao mức sống cá nhân hơn là hoàn tất cho cuộc sống.

Chúng tôi sẽ mô tả một bức tranh bằng lời về cuộc sống của một người đàn ông để thấy rằng Bảo hiểm Nhân thọ đã thiết lập một chương trình tài chính trọn đời như thế nào.

Douglas Jones là một bác sĩ y khoa, 32 tuổi, có một vợ, hai con và một phòng mạch riêng phát đạt. Anh đang sống ở một thế giới không có Bảo hiểm Nhân thọ.

Xin nhớ rằng anh đang sống trong một thế giới không có bảo hiểm nhân thọ. Năm 26 tuổi, anh tốt nghiệp ngành y và mất thêm vài năm thực tập. Trong thời gian đó, anh kiếm được 500$ mỗi tháng. Sau đó anh cộng tác với một nhóm bác sĩ tại một phòng khám chuyên nghiệp trong thành phố suốt 3 năm. Rồi anh quyết định đeo đuổi ngành sản khoa và sớm trở thành một trong những bác sĩ sản khoa hàng đầu thành phố với thu nhập lên đến 60,000$ một năm.

Để thấy một bức tranh toàn cảnh về bác sĩ trẻ Douglas Jones, hãy thử xem những gì sẽ xảy đến với mức thu nhập này. Anh phải chi khoảng 15,000$ một năm cho các chi phí duy trì phòng mạch; 12,000$ nữa cho thuế thu nhập. Như vậy, anh chỉ còn 33,000$ thu nhập ròng sau khi đã trừ thuế và các chi phí.

Anh và gia đình sống vui vẻ ở một vùng cận ô với mức thu nhập ấy, hai đứa trẻ được đi học ở trường tư thục tốt và cuộc sống dường như đang rất ngọt ngào với vị bác sĩ trẻ Douglas Jones...

Với bức tranh làm nền như vậy, chúng ta hãy tiếp tục hình dung...

Một buổi tối nọ, bác sĩ Jones không thể chợp mắt và anh bắt đầu nghĩ về tình hình tài chính của mình. Lý trí dẫn dắt anh theo một tiến trình suy nghĩ như thế này:

"Bây giờ có lẽ là lúc tôi phải bắt đầu tiết kiệm tiền. Lúc còn là sinh viên, tôi đã không thể tiết kiệm được đồng nào. Khi là bác sĩ tập sự, tôi cũng chưa thể tiết kiệm. Đến lúc cộng tác hành nghề trên thành phố, tôi cũng chẳng tiết kiệm được gì. Khoảng 3 năm trước, tôi bắt đầu làm ra tiền một cách nhanh chóng, nhưng tôi phải mua một thư viện sách tra cứu y khoa, trang thiết bị văn phòng, mất một khoản tiền mặt đáng kể để đầu tư vào căn nhà này. Chỉ bây giờ tôi mới thực sự thảnh thơi và chỉ bây giờ tôi mới thực sự có thể tích lũy tiền bạc.

Tôi phân vân không biết phải tích lũy bao nhiêu. À, có một việc đây, tôi phải chuẩn bị một khoản tiền cho những trường hợp khẩn cấp. Và dĩ nhiên tôi cũng phải để dành một khoản tài chính nào đấy phòng khi có chuyện gì xảy đến với tôi, gia đình tôi có thể xoay sở cuộc sống được.

Họ sẽ phải cần bao nhiêu nhỉ? Xem nào, một gia đình với mức sống như chúng tôi sẽ phải cần ít nhất 400$ mỗi tuần, tức là 20,000$ một năm! Như vậy là 200,000$ cho mười năm!

Nếu tôi muốn tiết kiệm 20,000$ một năm, tôi phải sống được 10 năm để tiết kiệm đủ khoản tiền chăm sóc cho gia đình trong 10 năm!

Con tôi năm nay chỉ mới hai tuổi. Tôi sẽ phải sống mười năm nữa, nhưng nếu tôi qua đời, ngay cả khi đã tích lũy được 20,000$ một năm, thì vẫn không đủ!

Có lẽ tôi cũng nên nghĩ đến điều gì đó thú vị hơn, ví như việc tiết kiệm tiền cho những năm nghỉ hưu của tôi chẳng hạn.

Không biết tôi phải cần bao nhiêu lúc hưu trí nhỉ? Một bác sĩ đã quen với tiêu chuẩn sống ở mức thu nhập 33,000$ một năm chắc cũng cần ít nhất 20,000$ một năm khi nghỉ hưu. Và chắc chắn đến một lúc nào đó tôi cũng phải nghỉ hưu thôi.

Xem nào, 20,000$? Như vậy phải cần một khoản vốn bao nhiêu? Tôi phải có một khoản vốn chừng 400,000$ mới có thể đem lại khoản lãi 5% tức 20,000$ một năm!

Phải, nhưng tôi còn 33 năm nữa mới nghỉ hưu.

Và khoản lợi tức không được phép đụng đến là hơn 12,000$ một năm.

Trời đất! Tôi sẽ phải sống với chỉ 2/3 thu nhập của mình nếu muốn đeo đuổi những gì đã hoạch định.

Tôi sẽ phải sống với 2/3 thu nhập của mình để thu xếp đủ cho cuộc sống hưu trí sau này hay bất cứ sự chuẩn bị nào có thể giúp gia đình tôi tồn tại được ngay cả khi tôi qua đời sớm.

Và rồi, tôi cũng chẳng biết khi nào mới tích lũy đủ số tiền đó nữa".

Cuối cùng, bác sĩ Jones chìm vào giấc ngủ, một giấc ngủ còn đầy thao thức...

Anh thức giấc vào sáng hôm sau, một con người thay đổi hoàn toàn. Anh đột nhiên nhận ra rằng để theo đúng cuộc sống đã được hoạch định, anh phải sống với 2/3 thu nhập của mình mà thôi.

Lúc anh cạo râu thì vợ anh đang đọc báo buổi sáng. Nàng nói vọng ra từ phòng ngủ:

"Anh yêu, chiếc áo lông thú 1,200$ mà em vẫn mong muốn bây giờ đang hạ giá chỉ còn 895$. Em sẽ mua nó nhé?"

"Không, anh e là không được đâu em ạ! Kể cả khi nó hạ giá xuống 500$. Từ bây giờ trở đi chúng ta phải tập sống với 2/3 thu nhập của anh thôi, em yêu".

Anh đến phòng mạch và suốt ngày hôm đó anh trở nên cáu kỉnh, kém vui.

Anh về nhà sớm vào buổi chiều để cắt cỏ. Trước đây anh vẫn thuê một cậu bé để làm việc đó, nhưng bây giờ anh lý giải, "Tôi không thể lãng phí như thế với 2/3 thu nhập của mình".

Khi xuống phố, lúc chiếc xe kem đến gần với tiếng chuông leng keng, hai đứa trẻ chạy băng qua bãi cỏ và hét lên rằng:

"Cha ơi, cho con tiền mua kem nhé?"

"Không con ạ. Con nghĩ tiền mọc ở trên cây chắc?".

Và anh tự nhủ "Chúng ta phải sống với 2/3 thu nhập của mình".

Buổi sáng hôm sau, anh tỉnh giấc trong một thế giới có Bảo hiểm Nhân thọ và bạn, một tư vấn Bảo hiểm, đến gặp anh.

Anh sẽ không nói: "Tôi không quan tâm và tôi không cần bảo hiểm". Chắc chắn anh sẽ lắng nghe bạn nói:

"Bác sĩ ạ, tôi đem đến cho ông một tin vui – một giải pháp để vừa tiết kiệm tài chính và vẫn sống với 80% thu nhập của mình, thay vì chỉ 66%. Như thế này nhé:

Ông có 33,000$ thu nhập ròng. Hãy đưa cho chúng tôi 7,000$ thôi, tức khoảng 600$ một tháng, còn lại 26,000$ ông có thể chi tiêu như ý muốn. Đây là những gì chúng tôi sẽ làm cho ông.

Đầu tiên, lúc các bệnh nhân cho ông "về hưu" nhưng lại quên trả lương hưu cho ông, chúng tôi sẽ trả cho ông một khoản thu nhập 1,700$ mỗi tháng chừng nào ông vẫn còn sống. Đổi lại, tất cả những gì ông cần làm bây giờ là tiết kiệm 600$ mỗi tháng. Điều đó tốt hơn là phải dành dụm gấp đôi số đó, phải không bác sĩ?

Ông thu phí khám bệnh là 300$ một lần phải không ạ? Được thôi, có nghĩa là bệnh nhân sẽ không trả lương hưu cho ông nhưng đây là cách họ làm – để dành tiền lần khám đầu tiên mỗi tháng để thiết lập quỹ hưu trí cho ông. 2 cuộc khám bệnh một tháng sẽ mua cho ông một khoản thu nhập 1,700$ mỗi tháng khi ông về hưu ở tuổi 65.

Đó chưa phải là tất cả đâu, bác sĩ ạ!

Nếu ông không sống đến lúc được sử dụng quỹ lương hưu của mình, chắc chắn gia đình ông sẽ cần đến nó. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ đưa cho vợ ông:

· 20,000$ để thanh toán cho các khoản: hóa đơn, thuế, thế chấp v.v...;

· 1,600$/tháng cho đến khi những đứa trẻ trưởng thành;

· 600 $/tháng cho vợ ông chừng nào bà còn sống – và

· 12,000$ cho việc học đại học của mỗi bé.

Ông hẳn muốn vậy phải không, thưa bác sĩ?

Và đó vẫn chưa phải là tất cả –

Chúng ta cùng thỏa thuận rằng ở 5 năm đầu tiên ông sẽ dành tất cả khoản 600$/ tháng vào quỹ khẩn cấp. Nó sẽ lớn dần, lớn dần và đến một ngày, bác sĩ ạ, ông sẽ trở nên giàu có nhờ quỹ khẩn cấp này.

Và bởi vì ông đã thiết lập chương trình này, nên ông có quyền tiêu xài mỗi đồng xu còn lại mà không phải áy náy lương tâm hay lo lắng gì nữa. Tại sao, với sự bảo vệ tài chính tuyệt đối an toàn, ông có thể tùy nghi dùng số tiền còn lại vào bất cứ việc gì. Hoặc cũng có thể ông sẽ tích góp được một gia tài bạc triệu.

Và buổi sáng nào đấy khi nghe vợ nói: "Anh yêu, chiếc áo lông thú này đang hạ giá còn 895$. Em sẽ mua nó nhé?", ông sẽ đáp rằng, "Em hãy kiểm tra sổ tài khoản, nếu ở đó còn 900$, em có thể mua nó".

"Bởi vì, thưa bác sĩ, tất cả số tiền còn lại của ông là để tiêu xài. Đó là cuộc sống ông đã hoạch định. Ông có 26,000$ một năm để tiêu xài mà không phải lo lắng gì".

Khi các tư vấn bảo hiểm bước vào văn phòng của những người như "bác sĩ Jones" ở khắp nơi; đáng tiếc, nhiều người trong số họ lại mặc cảm với suy nghĩ, "Tôi đang ở đây để phá vỡ tiêu chuẩn sống của người này".

Điều đó hoàn toàn vô lý!

Thực tế họ đang ở đó để nâng cao mức sống của những người đó.

Không có người tư vấn bảo hiểm, vị bác sĩ trên phải chọn hoặc sống với 2/3 thu nhập của mình hoặc chấp nhận một cuộc sống không hoạch định về tài chính.

Dịch vụ của bảo hiểm nhân thọ mở ra với triển vọng có thể sống với 80% thu nhập mà vẫn đảm bảo được kế hoạch tài chính.

Theo Hiệp hội nghiên cứu và tiếp thị BHNT Hoa Kỳ - LIMRA

 
Top