Bà Ðinh Hồng Ngọc - Ðại diện Prudential Việt Nam nhận giải Thưởng Rồng Vàng cho dịch vụ tài chính xuất sắc năm 2014.
HOÀNG XUÂNLĩnh vực bảo hiểm nhân thọ năm 2014 đã đạt mức tăng trưởng khá tốt nhờ vào sự nỗ lực của toàn thị trường. Với doanh thu phí đạt 28.400 tỷ đồng, tăng 21,73% so với năm 2013, thị trường bảo hiểm nhân thọ năm 2014 đã và đang chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.
Theo công bố mới nhất từ Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 28.400 tỷ đồng, tăng 21,73% so với thực hiện của 2013.
Mức tăng này, mặc dù thấp hơn con số tăng trưởng của năm 2013 (23,1%) nhưng cao hơn hẳn mức tăng của toàn thị trường (14,2%) và gấp gần hai lần so với mức tăng của lĩnh vực phi nhân thọ (11,36%).
Ba doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kỳ cựu của thị trường là Prudential, Bảo Việt Nhân thọ và Manulife vẫn nắm giữ chủ yếu thị phần về doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực của toàn thị trường (71,28%).
Trong đó, Prudential vẫn giữ phong độ với vị trí số 1 với thị phần 32,85%). Mức thị phần này của Prudential cũng cách khá xa so với mức 26,94% của Bảo Việt Nhân thọ ở vị trí số 2 và càng cách xa hơn nữa mức 11,49% của Manulife ở vị trí số 3.
Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2014.
Khai thác mới vẫn tốt
Doanh thu khai thác mới - chỉ tiêu đo đếm chất lượng của thị trường, vẫn giữ được mức tăng trung bình trong năm 2014 nhờ chủ yếu vào các sản phẩm mới như: bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm liên kết đầu tư.
Năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 7.954 tỷ đồng, tăng 10,33%.
Xét về nghiệp vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp (48,27% trong tổng phí khai thác mới của toàn thị trường), tiếp đến là nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư (45,27%), nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 3,71% và phí khai thác mới của các nghiệp vụ bảo hiểm khác (hưu trí, trọn đời... ).
Nhóm 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới (hợp đồng chính) trong năm 2014 vẫn là những tên khá quen thuộc như: Prudential (24,7%), Bảo Việt Nhân thọ (23,71%), Dai-ichi (11,37%), Manulife (11,17%), AIA (10,39%).
Thị phần doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới năm 2014.
Và cả 5 doanh nghiệp này hiện đang nắm giữ 81,34% thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới của toàn thị trường năm 2014. Mặc dù phải chia sẻ khá nhiều với các thành viên thị trường khác nhưng Prudential vẫn bảo vệ được vị trí dẫn đầu như nhiều năm qua với thị phần cao nhất.
Cùng với tăng trưởng về doanh thu khai thác mới, số lượng hợp đồng khai thác mới (hợp đồng bảo hiểm chính) đạt 1.252.408 hợp đồng, tăng 6,28% so với năm 2013, thấp hơn so với mức tăng 18,5% của năm 2013.
Trong đó, bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất (36,19%), tiếp đến là sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (khoảng 33,19%) và bảo hiểm liên kết đầu tư (khoảng 29,28%).
Sản phẩm trả tiền định kỳ và trọn đời thay đổi không đáng kể (nghiệp vụ bảo hiểm trả tiền định kỳ chỉ có Bảo Việt Nhân thọ triển khai và sản phẩm bảo hiểm trọn đời chỉ có Prudential triển khai).
Cũng theo thống kê, tổng số tiền bảo hiểm khai thác mới tương ứng đạt 214.125 tỷ đồng, tăng 40,77% so với năm 2013. Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư vẫn chứng tỏ được lợi thế linh hoạt với giá trị hợp đồng bảo hiểm cao khi số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới từ nghiệp vụ này chiếm tới 63,02% (134.949,079 tỷ đồng, tăng 63,935 so với năm 2013).
Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới từ nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp là 44.103,446 tỷ đồng, chiếm 20,6%, tăng 14,9% so với năm 2013). Nghiệp vụ tử kỳ đứng thứ 3 với số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới là 33.683,439 tỷ đồng, chiếm 15,73%.
Các nghiệp vụ còn lại chỉ đạt tỷ trọng khiêm tốn 0,65%. Bình quân số tiền bảo hiểm của hợp đồng chính khai thác mới trong năm 2014 đạt 171 triệu đồng, tăng 32,56% so với năm 2013.
Thị trường ngày càng tăng trưởng về chất
Liệu mức tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ có hơi "lạc điệu" với tình hình chung? Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, mức tăng trưởng ngoạn mục của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong năm 2014 hoàn toàn có thể giải thích được. Bởi khi khó khăn về đời sống, chi phí y tế, học phí tăng cùng với các kênh đầu tư tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, bất động sản kém hiệu quả, nên người dân đã tiết kiệm lo cho tương lai bằng tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp vừa bảo vệ trước rủi ro vừa tích lũy tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng doanh thu 59,43% trong tổng doanh thu phí toàn thị trường.
Bảo hiểm liên kết đầu tư với bảo tức công bố định kỳ hấp dẫn người tham gia bảo hiểm chiếm tỷ trọng xấp xỉ 30,16%. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện mới được triển khai nhưng khâu tuyên truyền về lợi ích tham gia bảo hiểm chưa tới người có nhu cầu nên kết quả còn khiêm tốn (0,69%).
Về phía các doanh nghiệp, kết quả của năm 2014 cũng chứng minh rằng: chất lượng đại lý và chất lượng sản phẩm, dịch vụ tăng tất yếu dẫn đến chất lượng hợp đồng khai thác mới tăng.
Tổng giám đốc Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, ông Wilf Blackburn cho biết, năm 2014, Prudential tiếp tục tăng trưởng ở nhiều mảng, đặc biệt là sự phát triển của kênh bán hàng.
"Chúng tôi phát triển mạnh kênh phân phối qua ngân hàng (bancassurance) và hiện giữ thị phần hàng đầu ở lĩnh vực này. Thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều tiềm năng và phát triển nhanh chóng nên chúng tôi rất lạc quan về triển vọng thị trường trong tương lai. Công ty đặt nhiều hy vọng vào cả hai kênh phân phối chính là mạng lưới đại lý và kênh hợp tác ngân hàng", ông Wilf Blackburn chia sẻ.
* Tại Việt Nam, Prudential hiện là một trong số không nhiều thương hiệu bảo hiểm nhân thọ được nhận diện trên phạm vi rộng, kênh phân phối phát triển mạnh cùng các dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, và danh mục sản phẩm đa dạng trên nhiều lĩnh vực: giáo dục, tiết kiệm, đầu tư, bệnh hiểm nghèo, và gần đây là bảo hiểm tai nạn Phú-Tâm An đáp ứng nhu cầu được bảo vệ trước rủi ro tai nạn một cách toàn diện và kịp thời.
Với những kết quả đạt được trong năm 2014, ngày 21/3/2015 vừa qua, tại Hà Nội, Prudential Việt Nam đã được vinh danh tại Liên hoan các doanh nghiệp Rồng Vàng và Thương hiệu mạnh năm 2015 với danh hiệu “Doanh nghiệp có dịch vụ tài chính xuất sắc nhất năm 2014”.
Theo công bố mới nhất từ Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 28.400 tỷ đồng, tăng 21,73% so với thực hiện của 2013.
Mức tăng này, mặc dù thấp hơn con số tăng trưởng của năm 2013 (23,1%) nhưng cao hơn hẳn mức tăng của toàn thị trường (14,2%) và gấp gần hai lần so với mức tăng của lĩnh vực phi nhân thọ (11,36%).
Ba doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kỳ cựu của thị trường là Prudential, Bảo Việt Nhân thọ và Manulife vẫn nắm giữ chủ yếu thị phần về doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực của toàn thị trường (71,28%).
Trong đó, Prudential vẫn giữ phong độ với vị trí số 1 với thị phần 32,85%). Mức thị phần này của Prudential cũng cách khá xa so với mức 26,94% của Bảo Việt Nhân thọ ở vị trí số 2 và càng cách xa hơn nữa mức 11,49% của Manulife ở vị trí số 3.
Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2014.
Khai thác mới vẫn tốt
Doanh thu khai thác mới - chỉ tiêu đo đếm chất lượng của thị trường, vẫn giữ được mức tăng trung bình trong năm 2014 nhờ chủ yếu vào các sản phẩm mới như: bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm liên kết đầu tư.
Năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 7.954 tỷ đồng, tăng 10,33%.
Xét về nghiệp vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp (48,27% trong tổng phí khai thác mới của toàn thị trường), tiếp đến là nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư (45,27%), nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 3,71% và phí khai thác mới của các nghiệp vụ bảo hiểm khác (hưu trí, trọn đời... ).
Nhóm 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới (hợp đồng chính) trong năm 2014 vẫn là những tên khá quen thuộc như: Prudential (24,7%), Bảo Việt Nhân thọ (23,71%), Dai-ichi (11,37%), Manulife (11,17%), AIA (10,39%).
Thị phần doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới năm 2014.
Và cả 5 doanh nghiệp này hiện đang nắm giữ 81,34% thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới của toàn thị trường năm 2014. Mặc dù phải chia sẻ khá nhiều với các thành viên thị trường khác nhưng Prudential vẫn bảo vệ được vị trí dẫn đầu như nhiều năm qua với thị phần cao nhất.
Cùng với tăng trưởng về doanh thu khai thác mới, số lượng hợp đồng khai thác mới (hợp đồng bảo hiểm chính) đạt 1.252.408 hợp đồng, tăng 6,28% so với năm 2013, thấp hơn so với mức tăng 18,5% của năm 2013.
Trong đó, bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất (36,19%), tiếp đến là sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (khoảng 33,19%) và bảo hiểm liên kết đầu tư (khoảng 29,28%).
Sản phẩm trả tiền định kỳ và trọn đời thay đổi không đáng kể (nghiệp vụ bảo hiểm trả tiền định kỳ chỉ có Bảo Việt Nhân thọ triển khai và sản phẩm bảo hiểm trọn đời chỉ có Prudential triển khai).
Cũng theo thống kê, tổng số tiền bảo hiểm khai thác mới tương ứng đạt 214.125 tỷ đồng, tăng 40,77% so với năm 2013. Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư vẫn chứng tỏ được lợi thế linh hoạt với giá trị hợp đồng bảo hiểm cao khi số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới từ nghiệp vụ này chiếm tới 63,02% (134.949,079 tỷ đồng, tăng 63,935 so với năm 2013).
Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới từ nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp là 44.103,446 tỷ đồng, chiếm 20,6%, tăng 14,9% so với năm 2013). Nghiệp vụ tử kỳ đứng thứ 3 với số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới là 33.683,439 tỷ đồng, chiếm 15,73%.
Các nghiệp vụ còn lại chỉ đạt tỷ trọng khiêm tốn 0,65%. Bình quân số tiền bảo hiểm của hợp đồng chính khai thác mới trong năm 2014 đạt 171 triệu đồng, tăng 32,56% so với năm 2013.
Thị trường ngày càng tăng trưởng về chất
Liệu mức tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ có hơi "lạc điệu" với tình hình chung? Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, mức tăng trưởng ngoạn mục của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong năm 2014 hoàn toàn có thể giải thích được. Bởi khi khó khăn về đời sống, chi phí y tế, học phí tăng cùng với các kênh đầu tư tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, bất động sản kém hiệu quả, nên người dân đã tiết kiệm lo cho tương lai bằng tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp vừa bảo vệ trước rủi ro vừa tích lũy tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng doanh thu 59,43% trong tổng doanh thu phí toàn thị trường.
Bảo hiểm liên kết đầu tư với bảo tức công bố định kỳ hấp dẫn người tham gia bảo hiểm chiếm tỷ trọng xấp xỉ 30,16%. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện mới được triển khai nhưng khâu tuyên truyền về lợi ích tham gia bảo hiểm chưa tới người có nhu cầu nên kết quả còn khiêm tốn (0,69%).
Về phía các doanh nghiệp, kết quả của năm 2014 cũng chứng minh rằng: chất lượng đại lý và chất lượng sản phẩm, dịch vụ tăng tất yếu dẫn đến chất lượng hợp đồng khai thác mới tăng.
Tổng giám đốc Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, ông Wilf Blackburn cho biết, năm 2014, Prudential tiếp tục tăng trưởng ở nhiều mảng, đặc biệt là sự phát triển của kênh bán hàng.
"Chúng tôi phát triển mạnh kênh phân phối qua ngân hàng (bancassurance) và hiện giữ thị phần hàng đầu ở lĩnh vực này. Thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều tiềm năng và phát triển nhanh chóng nên chúng tôi rất lạc quan về triển vọng thị trường trong tương lai. Công ty đặt nhiều hy vọng vào cả hai kênh phân phối chính là mạng lưới đại lý và kênh hợp tác ngân hàng", ông Wilf Blackburn chia sẻ.
* Tại Việt Nam, Prudential hiện là một trong số không nhiều thương hiệu bảo hiểm nhân thọ được nhận diện trên phạm vi rộng, kênh phân phối phát triển mạnh cùng các dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, và danh mục sản phẩm đa dạng trên nhiều lĩnh vực: giáo dục, tiết kiệm, đầu tư, bệnh hiểm nghèo, và gần đây là bảo hiểm tai nạn Phú-Tâm An đáp ứng nhu cầu được bảo vệ trước rủi ro tai nạn một cách toàn diện và kịp thời.
Với những kết quả đạt được trong năm 2014, ngày 21/3/2015 vừa qua, tại Hà Nội, Prudential Việt Nam đã được vinh danh tại Liên hoan các doanh nghiệp Rồng Vàng và Thương hiệu mạnh năm 2015 với danh hiệu “Doanh nghiệp có dịch vụ tài chính xuất sắc nhất năm 2014”.