Ở tuổi trung niên, chúng ta đã có mọi thứ trong tay: gia đình, sự nghiệp, thành công. Nhưng khi ở tuổi 25 chúng ta chợt nhận ra mình không còn là "trẻ con" nhưng cũng chưa đủ cứng cáp, trưởng thành.

Ai cũng phải trải qua giai đoạn khó khăn nhất đời người:

Nhiều người từng nói về khái niệm "khủng hoảng tuổi trung niên" nhưng bạn có biết rằng, giai đoạn nào của cuộc sống cũng đều có những khủng hoảng khó vượt qua.

Với 5 giai đoạn, "khủng hoảng của tuổi 25" có lẽ là trở ngại tâm lí khó khăn nhất đời người mà ai cũng phải trải qua trong quãng thanh xuân nhiều hoài vọng và cũng nhiều bão tố nhất.

Theo các nhà nghiên cứu Harvard Business Review, từ độ tuổi 25, mức độ căng thẳng trong cuộc sống của chúng ta ngày càng tăng cao. Trước 25 tuổi là lúc bạn lạc quan nhất về cuộc đời, sau đó, thực tế cuộc sống khiến tâm lí căng thẳng ngày càng được đẩy lên đỉnh điểm.

Những cảm xúc tiêu cực sẽ giảm dần khi bạn qua tuổi 30, đó là lúc bạn học được cách điều tiết tâm trạng và nhìn cuộc sống theo cách tích cực hơn. Các nhà tâm lí tin rằng, đó là lúc chúng ta biết cách sống tốt hơn với những cảm xúc của mình.

 25 tuổi là thời điểm bạn gặp nhiều trở ngại tâm lí khó khăn nhất trong cuộc đời.

25 tuổi là thời điểm bạn gặp nhiều trở ngại tâm lí khó khăn nhất trong cuộc đời.

5 giai đoạn khủng hoảng tuổi 25

Giai đoạn 1: Cảm giác cuộc sống không nằm trong tầm kiểm soát của bạn, mọi thứ đang tự động diễn ra mà bạn không đủ khả năng để điều khiển. Người trẻ có thể cảm thấy bế tắc và không hiểu tại sao mình lại ở đây, lúc này.

Giai đoạn 2: Luôn muốn "đi trốn" đến một nơi thật khác, tìm cách thay đổi cuộc sống hiện tại.

Giai đoạn 3: Bắt đầu khám phá thế giới, bản thân và "tìm thấy chính mình". Người trẻ có thể đột nhiên quyết định thay đổi hoặc từ bỏ sự ổn định hiện có để bắt đầu một hành trình mới. Bước ngoặt này sẽ giúp họ hiểu về những vấn đề của bản thân rõ hơn.

Giai đoạn 4: Sắp xếp lại cuộc sống theo cách bạn muốn, thiết lập lại nó theo một cách hoàn toàn mới.

Xem thêm

Giai đoạn 5: Phát triển theo cách cơ bản nhất để hiểu và thể hiện giá trị bản thân, sự lựa chọn của họ. Thiết lập những cam kết mới cho mục tiêu họ thực sự muốn.

Chúng ta có thể vượt qua nỗi đau bằng vô số cách nhưng hãy dành thời gian để hiểu chính mình hơn. Bạn đang cảm thấy thế nào? Tại sao bạn lại cảm thấy như vậy? Điều gì đã vượt khỏi tầm kiểm soát?

Cách chúng ta phản ứng lại ảnh hưởng đến kết quả ra sao? 80% mọi người trải qua những giai đoạn khủng hoảng tuổi thanh xuân này nói rằng, họ thoát khỏi nó bằng cách tiếp cận vấn đề ở một mặt khác tốt hơn.

Khủng hoảng tuổi trẻ là giai đoạn định hình quan trọng, nó giúp bạn xác định rõ điều bạn thực sự muốn và thu gọn lại những điều không cần thiết. Chúng ta cần xem xét nhiều thứ khi nghĩ về hạnh phúc của bản thân. Một phần hạnh phúc phụ thuộc vào cách chúng ta lựa chọn và hành động. Mỗi người phải làm chủ số phận của mình, bởi chỉ chúng ta mới hiểu bản thân mình là ai và thật sự mình muốn gì.

Theo Lifehack

 
Top