1.Hiểu rõ nhu cầu bản thân
Không ai hiểu rõ tình hình tài chính của bạn tốt hơn bạn. Điều đó nghĩa là bạn nên tránh việc cứ yêu cầu ai đó khuyên mình nên dành bao nhiêu tiền cho bảo hiểm nhân thọ. Bạn có thể ước tính số tiền cần bảo hiểm qua việc cộng tổng những khoản nợ và những chi phí cần có nếu chẳng may bạn qua đời, như: chi phí tang lễ, một khoản thu nhập để hỗ trợ gia đình… Một cách phổ biến là đem nhân thu nhập hàng năm của bạn với một con số trong khoảng từ 5 - 10 lần. Nếu bạn ít nợ nần và không có nhiều gánh nặng tài chính với gia đình thì có thể chọn con số thấp và cao hơn nếu những nhu cầu tài chính này gia tăng.
2.Bảo hiểm để phòng vệ, không phải đầu tư
Các loại bảo hiểm giới hạn chỉ thực hiện chức năng phòng vệ rủi ro mà ít thấy yếu tố tiết kiệm. Bảo hiểm trọn đời hay các hình thức bảo hiểm nhân thọ nói chung cũng có tính chất tiết kiệm nhưng lại đắt đỏ hơn nhiều. Tốt hơn hết là bạn mua bảo hiểm giới hạn và dành phần tiền còn lại để đầu tư vào đâu đó.
3.Tham khảo những nhà tư vấn độc lập
Người tư vấn có thể là những bạn bè có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ hay cũng có thể là những công ty chuyên tư vấn tài chính. Những người tư vấn này tiếp cận với nhiều sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên thị trường hơn bạn và chính vì thế mà bạn có nhiều cơ hội để mua sản phẩm phù hợp nhất cho mình.
4.Hãy tìm hiểu về thu nhập của những người tư vấn cho bạn
Thử tìm hiểu xem họ có nhận được hoa hồng, phí hay chỉ nhận được phí tư vấn bảo hiểm nhân thọ. Nếu tồn tại một khoản hoa hồng trong đó thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ hơn về các sản phẩm mà người tư vấn không khuyên bạn nữa.
5.Đặt những câu hỏi khó khăn
Đừng bao giờ ngại đặt câu hỏi với các nhà tư vấn. Bạn cần hiểu rõ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trước khi mua nó.
6.So sánh các sản phẩm tương tự
Khi bạn mua hàng, chắc chắn bạn phải so sánh giá cả, và bảo hiểm nhân thọ cũng là một loại hàng hóa.
7.Đừng thay thế những hợp đồng trọn đời trước kia
Nếu bạn đã có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời vài năm trước, hãy cố đừng thay thế nó. Bạn có thể bị mất toàn bộ số phí mà mình đã đóng góp. Bạn cũng có thể phải nộp thêm các khoản phí hành chính (nếu có) hay thay đổi một số điều khoản hợp đồng. Nếu cuộc sống của bạn thay đổi và bạn cần nhiều tiền bảo hiểm hơn thì đơn giản nhất là mua thêm một vài hợp đồng bảo hiểm nữa. (Kinh nghiệm này không áp dụng cho bảo hiểm giới hạn).
8.Không thêm những điều khoản tốn kém
Các cố vấn có thể sẽ khuyên bạn áp dụng thêm một số điều khoản đi kèm cho những tình huống đặc biệt, tuy nhiên cần “tránh xa” chúng cho đến khi bạn thực sự đánh giá được tác dụng của nó. Các công ty bảo hiểm cũng rất muốn cung cấp các sản phẩm đi kèm này nhưng đã là điều khoản cho các trường hợp đặc biệt thì cũng không nhiều khả năng có thể biến thành hiệu quả thực sự cho khách hàng.
 
Top