Tiền có thể mua được sự hạnh phúc nếu bạn dùng nó để mua những món hàng phù hợp với cá tính của bạn. Đó là kết luận của các nhà khoa học tại Đại học Cambridge dựa trên phân tích dữ liệu của 76.000 giao dịch thanh toán. Cụ thể, người ta nhận thấy rằng mối liên hệ giữa sự hạnh phúc và món hàng phù hợp với cá tính là mạnh mẽ hơn so với mối tương quan giữa sự hạnh phúc và tổng chi tiêu, thu nhập.
Nói cách khác, không phải là bạn tiêu bao nhiêu tiền hoặc bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mà sự hạnh phúc do đồng tiền mang lại phụ thuộc và cách tiêu đúng đắn cho bạn. Và cách đúng đắn ở đây chính là biến giao dịch mua hàng thành một hình thành xác thực đặc điểm cá nhân. Mua những thứ phù hợp với bản thân sẽ mang lại lợi ích dài hạn đối với bạn hơn là mua những thứ theo xu hướng của người khác.
Trong nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí Psychological Science, các nhà khoa học Cambridge dẫn đầu bởi Sandra C. Matz ban đầu cho theo dõi giao dịch mua sắm của 625 khách hàng tại một ngân hàng ở Anh trong suốt 6 tháng. Các giao dịch chia thành 59 mục, từ sản phẩm làm vườn cho tới quán cà phê, từ kế toán cho tới nha sĩ. Mỗi mục này được đánh các điểm khác nhau (từ một nhóm người khác) tương ứng với 5 đặc điểm cá tính lớn của mỗi người. Thí dụ như chi tiêu cho các tổ chức từ thiện có thể phản ánh sự ngay thẳng và dễ thương, trong khi chi tiêu cho du lịch phản ánh sự cởi mở cho những trải nghiệm và hướng ngoại. Đồng thời những người tham gia cũng phải đánh giá mức độ hài lòng của họ với cuộc sống.
Dựa trên 76.000 giao dịch được thực hiện, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những tình nguyện viên mua sắm những món hàng phù hợp với cá tính sẽ có mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn. Mối liên hệ này thậm chí còn mạnh hơn so với tương quan giữa sự hạnh phúc với tổng thu nhập, chi tiêu và nó xuất hiện khi xét tới độ tuổi, giới tính và thu nhập. Do đó, họ cho rằng việc mua các món hàng phù hợp với bản thân se giúp con người hạnh phúc hơn.
Tác giả nghiên cứu cho rằng "Tiền cho phép chúng ta sống một cuộc sống mà chúng ta muốn. Việc phù hợp về mặt tâm lý sẽ giúp mỗi người có được sự phù hợp với nhu cầu cơ bản và sở thích cá nhân, đồng thời thể hiện và duy trì bản thân cũng như sự tự tin thể hiện của họ." Tương tự như vậy, một số nghiên cứu trước đây cũng đã chi ra rằng người ta sẽ hạnh phúc hơn nếu họ sống trong các khu dân cư hoặc làm việc phù hợp với cá tính của họ. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là "liệu nếu cho ai đó tiền để tiêu vào cái phù hợp với cá tính của họ thì họ có hạnh phúc hơn không?"
Và để giải quyết cho câu hỏi đó, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 79 người hướng nội và hướng ngoại 1 voucher 10 đô la để chi tiêu tại một hiệu sách hoặc quán bar. Những người này phải báo cáo các cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của họ trước khi thử nghiệm bắt đầu và sau đó vài lần trong quá trình nhận được phiếu, quyết định mua hàng và tiêu thụ nó. Kết quả cho thấy, một khi tình nguyện viên được chi tiêu phù hợp với cá tính, mức độ hạnh phúc sẽ tăng lên và điều này thật sự mạnh mẽ đối với những hướng nội, trong khi những người hướng ngoại thì có hạnh phúc tương đối ở cả 2 lựa chọn.
Tác giả của nghiên cứu, giáo sư Tom Gilovich tại Đại học Cornell cho rằng có thể những người hướng ngoại đã biến việc mua sách thành một trải nghiệm hòa nhập với cộng đồng, trò chuyện với những người khác hoặc chọn những nội dung thú vị. Ngược lại thì những người hướng nội vốn xấu hổ về cá tính của họ, luôn lắng không sống theo ý muốn của xã hội nên sẽ hạnh phúc hơn nếu họ được chọn đi mua sách phù hợp với sở thích bản thân thay vì đi bar.
Sắp tới, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục điều tra thêm nhiều câu hỏi về tác động của tiền, thí dụ như tại sao không phải ai cũng luôn dành tiền cho các sản phẩm phù hợp với cá tính của họ hoặc bản chất của mối liên hệ tiền và hạnh phúc là gì? Tuy nhiên, dựa vào đây thì chúng ta có thể nhận thấy rằng bất kể là ít hay nhiều tiền, chỉ cần tiêu đúng cách và phù hợp với cá tính của bản thân thì thật sự tiền sẽ mang lại hạnh phúc cho mỗi người chúng ta.