Quản lý tài chính thành công mùa lễ tết cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Càng về cuối năm, mọi khoản thu chi trong doanh nghiệp càng có xu hướng “rối loạn” khiến cho các quản lý, lãnh đạo luôn đau đầu để xoay sở nguồn tài chính cuối năm cho doanh nghiệp. Bí quyết nào giáp các lãnh đạo bình yên vượt qua thời điểm “giông bão” này? 

 

1. Nắm vững số liệu báo cáo 
– Nhà quản trị cần có khả năng đọc và hiểu các báo cáo tài chính cơ bản của doanh nghiệp: Phân tích các số liệu thu chi, thực trạng hoạt động của công ty,… để từ đó nhìn rõ tình hình thực tế, có phương án chuẩn bị hợp lý.
– Cuối năm là khoảng thời gian doanh nghiệp cần quyết toán thuế, chi lương thưởng nhân viên,… do vậy việc nắm rõ tài chính sẽ giúp nhà quản lý lên kế hoạch sẵn sàng hoặc dự phòng các tình huống xấu.
– Đồng thời với một công ty có tình hình kinh doanh tốt, báo cáo tài chính cũng sẽ giúp chủ doanh nghiệp ra các quyết định có nên đầu tư cho năm tiếp theo.

 

 

2. Quản lý dòng tiền mặt
–  Thời điểm cuối năm, với các khoản thu chi liên tiếp, chồng chéo, lãnh đạo cần có phương án quản lý tiền mặt hợp lý để đảm bảo kiểm soát và duy trì dòng tiền trong doanh nghiệp.
–  Đóng các tài khoản không hoạt động hoặc ít sử dụng để giảm chi phí ngân hàng không cần thiết. Kiểm soát chặt chẽ số dư tài khoản một cách thường xuyên để tránh sai sót là sáng suốt trong thời điểm này.

 

 

3. Giảm chi phí bán hàng
– Mùa lễ Tết khách hàng chi tiêu nhiều hơn, do đáp ứng nhu cầu này, doanh nghiệp cũng cần bỏ ra nhiều chi phí hơn.
– Tuy nhiên, tối ưu hoá các bước trong quy trình bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều: Từ dự trù lượng hàng bán để tránh thiếu hụt hàng hoá, đào tạo nhân sự để tối ưu các khâu trong quy trình bán hàng tới việc tính chi phí vận chuyển một cách hợp lý,… Tất cả các quy trình này nếu được tinh gọn sẽ trực tiếp “tạo thêm tiền” cho doanh nghiệp.

 

 

4. Tối ưu chi phí nhân sự
–  Nhiều nhân sự cố gắng ở lại công ty qua giai đoạn cuối năm để chờ nhận thưởng Tết trước khi nghỉ việc.
– Doanh nghiệp cần có các hình thức đánh giá nhân sự thường xuyên để đưa ra quyết định thưởng cho người xứng đáng và thay đổi nếu cần thiết.
– Bên cạnh đó, để giảm rủi ro mất người sau dịp lễ dài, lãnh đạo cũng cần cân nhắc các biện pháp chia thưởng một phần sau Tết để không “thất thoát” cả của lẫn người.
– Tối ưu hoá chi phí này giúp doanh nghiệp tăng năng suất một cách tương đối.

 

 

5. Giảm lượng hàng tồn kho
–  Chi phí lưu kho bãi tiêu tốn của doanh nghiệp một lượng đáng kể, ảnh hưởng bất lợi đến doanh thu.
–  Với nhu cầu mua sắm cuối năm tăng cao, việc tổ chức các chương trình ưu đãi để tri ân khách hàng kết hợp giảm thiểu lượng hàng tồn mang lại lượng tiền mặt mới cho doanh nghiệp cũng là đều nên làm.
–  Bên cạnh các chiến dịch tự chạy, doanh nghiệp có thể tham dự các hội chợ hàng tiêu dùng cuối năm để đẩy bớt lượng hàng tồn trước kỳ nghỉ lễ.

 

 

6. Giảm các khoản phải thu
– Đối với các khách hàng lớn chưa thanh toán hết giá trị hợp đồng, đây là khoảng thời gian thích hợp để doanh nghiệp hối thúc, giám sát họ hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
– Cần rà soát và quản lý sát sao để nhắc nhở khách hàng vào thời điểm thích hợp, thu tiền về, đảm bảo tài chính và sổ sách thu chi cuối năm.
– Có thể chạy một chương trình nho nhỏ tặng quà hoặc chiết khấu để thúc đẩy thanh toán sớm với những hợp đồng mới phát sinh.

 

Nguồn: SME Hospital

 
Top