Theo thống kê cho thấy hầu hết những người khách hàng đều “ghét” những người bán hàng. Lý do đơn giản bởi vì trong một ngày họ đã nhận được quá nhiều lời mời chào hàng? Vì bán mặt hàng họ không có nhu cầu? Làm mất thời gian của họ? Ngay cả khi người mua có nhu cầu thì họ vẫn luôn nghĩ người bán hàng đang tìm mọi cách tiêu cực lấy tiền trong ví của mình….

Vậy hãy ghi nhỡ những điều sau để tránh mất khách hàng vào tay đối thủ:


  1. Lắng nghe thái độ của khách hàng trước khi giới thiệu.

Những giây phút đầu tiên của cuộc trò chuyện, bạn không nên nói luôn về mặt hàng mà hãy quan tâm, tìm hiểu nguyện vọng, sở thích của khách. Điều này vừa giúp bạn hiểu rõ tâm lý khách hàng vừa tránh được những rủi ro từ chối không đáng có.

  1. Chủ động đặt ra câu hỏi đối với khách hàng chứ không chờ họ hỏi và đáp như một nhân viên trực tổng đài.

Mọi người chỉ nhận ra ở bạn tầm quan trọng khi bạn khi bạn thực sự mang đến thứ hữu ích và chân thành của bạn chứ không vì mục đích trục lợi. Đặt câu hỏi khơi gợi nhu cầu thực trong khách hàng bằng sự thoải mái. Ngay khi khách hàng biết được bạn muốn hướng họ tới việc mua hàng hoặc cố gắng bán hàng cho họ, họ sẽ trở nên đối đầu với bạn. Sự kháng cự với việc bán hàng như một phép nghịch dụ: hoạt động bán hàng sẽ luôn tạo ra sự chống đối.


  1. Tự tin làm chủ cuộc nói chuyện

Không ai muốn mua hàng của một người rụt rè và sợ sệt. Tâm lý rất quan trọng nhất là trong những cuộc giao dịch. Mặc dù những người mua hàng biết rõ lời sáo rỗng của người bán, khi họ thấy người bán hàng xuất hiện, họ biết cách phản ứng rất nhanh. Vì vậy hãy thật thoải mái, thư giãn và thân mật như với bạn bè hoặc người thân để xoá đi sự đề phòng ở khách hàng.

  1. Chú ý tới thái độ khách hàng

Đừng cố bán hàng mà quên đi thái độ giao tiếp của người đối diện. Họ hài lòng tiếp nhận cuộc nói chuyện hay không đều thể hiện qua nét mặt, ngôn ngữ hình thể. Nếu thấy vậy, hãy đề nghị với khách hàng hẹn gặp vào một dịp khác, khi mà họ cảm thấy thoải mái

  1. Đừng cố đề nghị điều gì mà khách hàng không quan tâm

Chỉ đưa ra những gì có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khách hàng. Đừng tận dụng cơ hội bán chéo thêm sản phẩm hoặc cố trục lợi thêm từ khách hàng nếu họ đã đồng ý mua sản phẩm thứ nhất.


  1. Xác định mục đích rõ ràng của cuộc đàm phán

Sau tất cả, tại sao bạn lại ở đó? Hãy mạnh dạn đưa cuộc nói chuyện đến hồi kết, tránh lãng phí thời gian cho cả 2 bên. Mục đích tiên quyết của người bán hàng là bán được hàng nên thời điểm chốt sale bạn cần nhìn rõ tình hình và chốt đơn hàng hợp lý nhất

Chúc các bạn thành công!

 

 
Top